Độc giả: Bài viết ‘Vì Sao Có Nhân Loại’ nhắc nhở xã hội về các giá trị cần thiết
Ông Wayne Krill là ông chủ một doanh nghiệp có trụ sở tại tiểu bang California. Ông tin rằng sự thiện lương xuất phát từ bên trong nhưng cần phải được đánh thức và truyền cảm hứng.
Khi đọc bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại,” của Đại Sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đăng tải trên The Epoch Times hồi tháng Một, ông Krill nhận ra những khái niệm và các giá trị phổ quát này trong nhiều hệ thống tôn giáo và tín ngưỡng.
“Các nguyên lý mà Đại Sư Lý chỉ ra là nhất quán với những trải nghiệm ở thế gian của chúng ta, đồng thời nhấn mạnh vào việc sống theo các giá trị tích cực. Đây là thông điệp mà chúng ta đang hết sức cần,” ông viết trong một bức thư gửi tới tòa soạn.
Chân, thiện, và nhẫn — ba nguyên lý căn bản của Pháp Luân Công — “rõ ràng đang hướng con người đến với các giá trị tích cực khác mà chúng ta muốn,” ông Krill chia sẻ trong một buổi phỏng vấn gần đây với Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTD), hãng truyền thông cùng hệ thống với The Epoch Times.
Người đàn ông bảy mươi tuổi này khẳng định rằng những giá trị cao quý luôn hiện hữu trong bản chất con người và “muốn được hiển lộ,” nhưng không phải lúc nào con người cũng tuân theo chúng trong cuộc sống thường nhật.
“Bản tính của chúng ta … không phải là bản ngã [hay] thế giới quan của chúng ta…. mà bản tính thực sự của chúng ta chính là phần thiêng liêng trong mỗi con người chúng ta,” ông Krill bày tỏ. Khi lắng nghe bản tính chân chính đó, “không chỉ là những điều chúng ta nghĩ, cảm nhận và tin tưởng — mà vượt trên cả những điều đó — thì chúng ta bắt đầu tìm thấy sự thật ngay lập tức,” ông nói.
“Hầu hết các tôn giáo đều dựa trên sự thật, sự chân thành và một số hệ thống tín ngưỡng cơ bản, những hệ thống này có mục đích là khơi dậy phần bản tính tiên thiên trong con người bạn,” ông Krill, chủ sở hữu võ quán Shotokan West nói thêm.
Chúng ta phải học cách áp dụng thông điệp của Đại Sư Lý vào hành động thực tế — thông điệp này nhất quán với các môn tu luyện tinh thần khác, theo như ông Krill chia sẻ.
Nhưng “làm thế nào để chúng ta có thể khích lệ mọi người sống theo các giá trị này đây?” ông hỏi.
Ông chủ doanh nghiệp này giải thích rằng, có một cách là [chúng ta có thể tạo nên] ảnh hưởng qua thời gian, bằng cách để mọi người quan sát “việc bạn đã khích lệ những giá trị này trong chính con người bạn và cả trong người khác nữa.”
Một cách khác là giúp đỡ những người đang phải đối diện với những vấn đề cụ thể [trong cuộc sống] bằng cách khích lệ họ kết nối với các giá trị nội tại trong họ, bởi vì khó khăn sẽ thôi thúc con người thực hiện những thay đổi nhanh chóng, ông Krill khẳng định.
Quan niệm này trùng hợp với nguyên lý mà Đại Sư Lý đã nhắc đến trong bài viết của Ngài, rằng khổ đau và khó nạn xảy ra là để con người đề cao nhân cách đạo đức.
“Có rất nhiều cơ hội, và chúng ta chưa thực sự nhận ra điều đó … Tôi muốn thử thách mọi người rằng, hãy thức dậy mỗi ngày và nghĩ về những tiềm năng mà họ có trong vũ trụ hôm nay,” ông Krill chia sẻ.
Quay trở về hệ thống giá trị đạo đức
Bài viết của Đại Sư Lý cũng gợi lên một cảm giác hy vọng cho bà Jo Breault. Bà Breault 82 tuổi, là một cựu công nhân trong thành phố, tin rằng xã hội thời nay đang đi chệch hướng và cần quay trở về với một hệ thống giá trị đạo đức.
“Tôi nghĩ chúng ta cần tuân theo những lời dạy hữu ích cho tương lai của quốc gia … [chúng ta cần chiểu theo] rất nhiều giá trị [đạo đức] trong bài viết ‘Vì Sao Có Nhân Loại,’” bà Breault, người sinh ra ở Vương quốc Anh nhưng đã nhập quốc tịch Mỹ, chia sẻ với The Epoch Times.
Lớn lên trong Giáo hội Anh, bà Breault chia sẻ rằng bà không phải là người sùng đạo cho lắm — nhưng bà tin vào một quyền năng cao hơn.
“Điều quan trọng đối với tôi là, với tư cách một con người, chúng ta nên biết phân biệt được giữa thiện và ác … cho dù chúng ta chọn đi con đường nào, thì điều quan trọng là phải luôn làm điều đúng đắn,” bà Breault, người từng phục vụ trong Không lực Anh, cho biết. “Những luận điểm quan trọng trong bài viết này thực sự phù hợp với những gì mà tôi tin tưởng suốt một thời gian dài,” bà bộc bạch thêm.
“Tôi lo sợ cho các thế hệ tương lai … Họ không được dạy bảo điều gì là đúng, điều gì là sai, điều gì chấp nhận được … chúng ta đang không dạy họ đúng cách,” bà Breault, hiện đang sống ở tiểu bang Nebraska cho biết.
Khi đọc bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại,” bà cảm thấy Đại Sư Lý hiểu rõ mọi việc đã sai ở đâu. “Sau Đệ nhị Thế chiến, mọi người đều có một cảm giác hạnh phúc tuyệt vời. Đó là khoảng thời gian tốt đẹp, nhưng cũng đầy khó khăn. Và rồi … sau thời kỳ bùng nổ dân số ấy … mọi thứ bắt đầu có chút đổ vỡ,” bà chia sẻ.
Bà Breault có chồng từng là thượng sĩ cao cấp trong Không lực Hoa Kỳ, bà cũng đề cập rằng bài viết của Đại Sư Lý đã thắp lên hy vọng cho bà và cho những người tin rằng chúng ta có thể khôi phục những giá trị đã mất.
“[Khi tôi] đọc một số chia sẻ của mọi người về bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại,” tôi nghĩ rằng chúng ta đều có chung một giá trị cốt lõi. Liệu chúng ta có đủ người không? Chúng ta có đủ mạnh mẽ để thực hiện điều đó không? bà Breault tự hỏi.
Nhưng thông điệp chính của bài viết này khiến người ta an lòng, bà đã viết như vậy trong một lá thư gửi tòa soạn trước đó. “Về cơ bản, cái thiện cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác nhưng nói một cách đơn giản thì chúng ta phải chịu trách nhiệm cho chính sự cứu rỗi của mình.”
Người phụ nữ ngoài tám mươi tuổi này còn bày tỏ mong muốn được tìm hiểu sâu hơn các bài giảng của Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần bao gồm các bài tập thiền định và các bài giảng đạo đức dựa trên ba nguyên lý: chân, thiện và nhẫn. Đại Sư Lý đã phổ truyền Pháp Luân Công ra công chúng hồi năm 1992 tại Trung Quốc.
Bài viết có sự đóng góp của phóng viên Tiffany Meier và Gary Bai.
Bảo Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times