Điều phối viên hiến tạng vạch trần sự mờ ám của ‘hiến tạng tự nguyện’
Một điều phối viên hiến tạng ở Liêu Ninh tiết lộ với Epoch Times rằng, Trung Cộng yêu cầu “hiến tặng tự nguyện” thông qua hội Chữ thập đỏ. Trên thực tế, không có nội tạng nào được hiến tặng “tự nguyện” cả, đều là thông qua ép buộc dụ dỗ mà mua bằng tiền.
Trước áp lực của cộng đồng quốc tế cáo buộc về việc mổ cướp nội tạng sống, vào tháng 3/2010, Trung Cộng đã tuyên bố rằng sẽ khởi động một trung tâm hiến tạng thí điểm, trên thực tế, nó được sử dụng để che giấu nguồn gốc thực sự của một số lượng lớn cơ quan nội tạng, từ đó mà sinh ra nghề điều phối viên hiến tạng này.
Lương Tân (hóa danh), điều phối viên cấy ghép nội tạng ở Liêu Ninh nói với Epoch Times rằng, để có nội tạng họ cần, họ sẽ tìm đến người tham tiền nhất trong gia đình đó để nói về “hiến tạng”, tỷ lệ thành công sẽ cao.
Phần mà Lương Tân tiết lộ với Epoch Times chỉ là một góc của tảng băng chìm trong hoạt động “quyên góp tự nguyện” của Hội chữ thập đỏ ở Trung Quốc đại lục. Anh ta nói: “Giống như The Epoch Times và Đài truyền hình Tân Đường Nhân đã tiết lộ, nội tạng của các tù nhân bị hành quyết được sử dụng để cấy ghép. (Trường hợp này) cấp bậc của tôi (điều phối viên cấy ghép nội tạng) có lẽ không tiếp xúc đến được.”
“Tự nguyện hiến tặng” có rất nhiều cơ cấu riêng
Theo tuyên truyền của Trung Cộng, việc hiến tặng cơ quan nội tạng tuân theo nguyên tắc “miễn phí”, và phản đối bất kỳ hoạt động hiến tạng nào nhằm mục đích thu được thù lao. Năm 2015, Trung Quốc đình chỉ hoàn toàn việc dùng nội tạng của các tử tù, và tất cả các ca cấy ghép nội tạng đều đến từ “hiến tặng tự nguyện”.
“Điều phối viên hiến tạng” chịu sự quản lý của Hội chữ thập đỏ và các tổ chức y tế. Công việc của họ là tìm các cơ quan “hiến tặng tình nguyện” để cấy ghép nội tạng.
Tuy nhiên, công việc của điều phối viên hiến tạng vấp phải trắc trở ở khắp mọi nơi, kênh hiến tạng không được suôn sẻ. ”Điều này có liên quan đến quan niệm truyền thống của đại đa số mọi người, nên trong năm đầu tiên, hầu hết các điều phối viên đều thất bại”, Lưu Linh Lị, điều phối viên hiến tạng tại Bệnh viện Hoa Tây thuộc Đại học Tứ Xuyên, nói với một kênh truyền thông ở đại lục vào ngày 1/4/2021.
Điều phối viên hiến tạng “thương lượng” với gia đình của những bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo như thế nào? Và làm thế nào để hoàn thành việc “tự nguyện hiến tặng” nội tạng như Trung Cộng đã khoe khoang? Lương Tân tiết lộ: “Tình hình hiện tại đã biến thành thế nào? Mặc dù gọi là điều phối ghép tạng, nhưng có rất nhiều cơ cấu và tổ chức tư nhân ở trong việc này.”
ICU (khoa chăm sóc tích cực),v.v. cung cấp đầu mối người hiến tạng và thu phí đầu mối
Tìm người hiến tạng tiềm năng (người hiến tạng), liên hệ với thành viên gia đình người hiến tạng và hỗ trợ hoàn thành việc hiến tạng, đây là quy trình làm việc của một điều phối viên ghép tạng. Một nhân viên của Hội chữ thập đỏ Vũ Hán trong một bài báo truyền thông ở đại lục cho biết, thông thường các trường hợp được phán định là chết não đều sẽ được báo cáo lên trên để đánh giá, sau đó sẽ lại do điều phối viên hiến tạng tìm người nhà họ để “thương lượng” việc hiến tặng.
Tình huống thực tế là như thế nào? Lương Tân nói rằng, “Rất nhiều bệnh viện, như đơn vị nơi tôi làm trước đây có liên kết với khoa ngoại thần kinh, khoa nội thần kinh, ICU, khoa cấp cứu của một số bệnh viện khác, chính giống như cung cấp đầu mối (nội tạng), và trả (họ) phí đầu mối. “
Anh ta lấy ví dụ, “Giống như khi cấp cứu, khi tiếp xúc một bệnh nhân chấn thương sọ não, họ sẽ đánh giá tình trạng đại khái của anh ta. Nếu không thể điều trị ở nhà, tình huống sắp bị chết não rồi, (bác sĩ cấp cứu) sẽ liên lạc với bộ phận của chúng tôi. Sau khi liên lạc, (chúng tôi) sẽ nói chuyện với các thành viên trong gia đình họ, thương lượng được rồi thì đưa tiền cho bác sĩ, giống như một khoản phí đầu mối. “
“Họ đều biết phương thức liên lạc với chúng tôi, cũng có là từ bệnh viện này sang bệnh viện này, từ bệnh viện của chúng tôi sang bệnh viện khác, từ bệnh viện đến các khoa phòng khác.” Lương Tân nói, “Tôi ở Liêu Ninh, thường (nguồn) đều ở ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, hoặc là Bắc Kinh, Trịnh Châu, Thiên Tân, những nơi như thế ( tìm người hiến tặng).”
Anh ta giải thích, “Các cơ quan cũng cần được bảo quản, sẽ không tốt nếu thời gian quá dài, vì vậy sẽ không đến các khu phía nam để lấy”.
Chín trên mười nguồn cung cấp đều đến từ các gia đình có người bệnh không thể chữa trị
Về cái nghề cao cả được giới truyền thông đại lục tung hô là “người lái đò sinh tử” này, Lương Tân cho rằng việc làm đó kỳ thực rất tàn nhẫn, tất cả chỉ nhằm ép buộc và dụ dỗ để người nhà bệnh nhân “hiến tặng” nội tạng của người thân. “Bề mặt thì nói là hiến tạng tự nguyện, làm từ thiện, kỳ thực đều là lời nói đối với người ngoài, trong tâm đều biết là nói đến tiền bạc”.
Lương Tân không có bằng cấp về y tế, vì lúc đó đang thất nghiệp nên đã nhận công việc điều phối viên cấy ghép nội tạng này. Anh ta nói, “Làm việc này hầu hết đều không phải là sinh viên y khoa, không có biên chế. Nếu bạn tìm được nhiều người cung cấp, bạn sẽ kiếm được rất nhiều, cũng giống như làm kinh doanh có hoa hồng vậy. “
“Lúc đó tôi chỉ biết chung chung, không biết cụ thể sẽ làm những việc gì. Sau này khi tôi tiếp xúc với nó, trong lòng tôi dần dần cảm thấy không thể chấp nhận được.”
Anh ta nói, những người hiến tạng mà họ tìm đến là những người có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, trị không nổi bệnh, cứ 10 người thì có 9 người rơi vào tình huống này. Những người có trình độ học vấn tương đối cao có thể sẽ thực sự tự nguyện hiến tạng, nhưng đến khi họ qua đời ở tuổi 70, 80 thì nội tạng của họ không thể dùng được nữa rồi.
Hầu hết những người mà Lương Tân gặp đều là đột ngột nhồi máu não, nhồi máu cơ tim và xuất huyết não. Những người này thường khoảng 50 tuổi. Những bệnh này nếu được cấp cứu và điều trị kịp thời thì có thể cứu được tính mạng. Tuy nhiên, do hệ thống y tế của đại lục nên chi phí khám chữa bệnh rất đắt đỏ, chỉ riêng tiền viện phí một ngày đã lên đến 10,000 đến 20,000 nhân dân tệ, rất nhiều người kham không nổi, trị không nổi.
Lương Tân tiết lộ, “điều phối viên hiến tạng” sẽ tìm đến thành viên gia đình có quan hệ trực tiếp với họ dựa trên thông tin do bác sĩ cung cấp. “Khi nói chuyện với người nhà họ, đầu tiên sẽ là nói về chi phí y tế, bởi vì trường hợp này nếu thỏa thuận được, sẽ lấy được tiền thanh toán chi phí y tế. Chi phí y tế về cơ bản là trong khoảng 100,000 nhân dân tệ, lúc này thông thường đều sẽ phải đưa.”
“Nếu là lao động nhập cư thì phần nhiều là sẽ thành công”. Anh ta nói, “Nếu là những gia đình vừa nghèo vừa khổ, 100,000 nhân dân tệ mới chỉ là chi phí y tế, còn giá mà Hội chữ thập đỏ bên kia đưa ra là khoảng 80,000 đến 100,000”.
“Hội chữ thập đỏ toàn nói về tự nguyện hiến tặng, thực ra không có tự nguyện hiến tặng. Tất cả đều là (thông qua) ép buộc, dụ dỗ.” Lương Tân nói, “Các đồng nghiệp của tôi đều nói thế này: ‘Bạn không đồng ý, ai cho tiền đi khám bệnh?'” Những gia đình nghèo như vậy thường vì vay tiền để đi khám bệnh mà mắc nợ, và họ phải trả nợ.
Tìm người tham lam nhất trong gia đình để nói chuyện, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.
Họ (điều phối viên hiến tạng) sẽ tìm người tham lam nhất trong gia đình, người cần tiền nhất, và nói chuyện với anh ta. Ví dụ: “Người ta dù sao cũng sắp mất rồi, khoản tiền này nếu họ mất sẽ không nhận được nữa. ” “Chỉ cần thương lượng được với anh ta, anh ta sẽ về nói với gia đình mình. “
Lương Tân đã gặp không ít tình huống như vậy. Anh kể với Epoch Times về một người chị mà anh gặp nửa năm trước, đã bán nội tạng của em trai mình để lấy tiền.
Người hiến tạng 28 tuổi, bệnh chứng là xuất huyết dưới màng nhện, là u máu, không có phát hiện kịp thời, khi phát hiện thì đã quá muộn.
Lương Tân cho biết: “(Người này) đã trực tiếp được chuyển vào ICU, sau đó ICU đã làm điện não đồ định lượng. Gia đình không biết người này đã chết não, nhưng chúng tôi đã làm giấy chứng nhận chết não trước cho người này.” “Bởi vì cậu ấy còn tương đối trẻ, nguồn nội tạng của cậu ấy được coi là nguồn nội tạng đặc biệt, chất lượng cao, hơn nữa nhóm máu của cậu ấy cực kì tốt, là nhóm máu O.”
Sau khi nhận được thông tin do ICU cung cấp, các đồng nghiệp của Lương Tân bắt đầu liên lạc với gia đình người hiến tặng. Người hiến còn rất trẻ, chưa vợ chưa con nên bố mẹ cậu ta không đồng ý hiến nội tạng của con trai.
“Nhưng anh ta có một người chị, đồng nghiệp của tôi phát hiện chị gái anh ta rất tham lam, là kiểu rất cần tiền, hơn nữa tiền khám bệnh của người em trai (tiền lệ phí) đều là do chị ta đảm nhận.” Lương Tân nói, chị ta cần tiền để trả nợ, “Đồng nghiệp của tôi cùng chị ta nói chuyện, chị gái cậu ta thấy còn có thể được tiền, nên đã đồng ý. Sau đó chị gái cậu ta đi làm ầm ĩ với người nhà, với bố mẹ, nói cần hiến tặng, cần hy sinh tình thương, đó kỳ thực chính là vì tiền.”
“Từ lần đầu tiên (liên hệ với gia đình người hiến tạng) cho đến ngày cuối cùng lấy nội tạng, mất khoảng bốn hoặc năm ngày, trong bốn hoặc năm ngày này, có thể nhìn ra mẹ cậu ta rất khó chịu trong tâm.”
Ban đầu thỏa thuận với người nhà họ là lấy một lá gan và hai quả thận, vì có một ca phẫu thuật ghép tim cần một quả tim, nên đã lại lấy thêm trái tim. Mẹ của người hiến tặng phản đối: “Không phải một lá gan và hai quả thận sao? Tôi chỉ đồng ý hiến cái này, tôi chỉ đồng ý hiến hai thứ này.”
Lương Tân nói, “Kì thực thủ đoạn thu hoạch này là không để cho người khác biết.”
Khi chị gái của người hiến tặng đi hoàn trả chi phí y tế, cô ta còn nhớ đến số tiền trong thẻ bảo hiểm y tế của em trai. Lương Tân nói: “Ngay cả em trai cô ta đã mất rồi, tiền trong tài khoản cũng không buông tha. Mỗi gia đình (điều phối viên hiến tạng) đều sẽ đến gặp người như vậy để nói chuyện (hiến tạng), tỷ lệ thành công mới cao. “
Ngoài ra, anh ta còn tiết lộ rằng Tân Cương thực sự là một khu vực cấy ghép nội tạng với tần suất cao. “Theo những gì tôi và đồng nghiệp hoặc người cùng nghề được biết, từ năm 2018 đến 2019, toàn bộ khu tự trị Tân Cương có trên một nghìn ca, thậm chí 2-3 nghìn ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng mỗi năm. Tần suất thực hiện là như thế nào? Mỗi ngày sẽ có 10 ca, con số này có thực sự là một con số bình thường? “
Anh ta nói: “Tôi muốn nhiều người hơn biết về điều này. Tôi hy vọng rằng hy sinh cá nhân tôi, có thể đánh thức hàng nghìn người khác”.
Phóng viên Cố Hiểu Hoa, Chương Hồng của Epoch Times
Biên tập: Cao Tĩnh
Xuân Hoàng biên dịch
Xem thêm: