Diễn giải mỹ thuật trong 200 năm sau thời Phục hưng Văn nghệ (Phần 2)
Thời Phục hưng Văn nghệ rực rỡ huy hoàng có thể nói là một thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử nghệ thuật phương Tây, nó có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài, giống như âm điệu nhạc chuông Đại lữ trang nghiêm chính đại trong một chương lịch sử, chấn động thời xưa soi sáng thời nay.
Tiếp theo Phần 1
Nền mỹ thuật trong nền văn minh nhân loại lần này, vào thời kỳ Phục hưng Văn nghệ đã tiến đến độ chín, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến nền nghệ thuật phương Tây trong 200 năm sau đó. Nhưng nhìn từ góc độ lịch sử thì 200 năm sau thời kỳ Phục hưng Văn nghệ lại là giai đoạn mà các loại nhân tố tương sinh tương khắc xung đột kịch liệt mà lại rất vi diệu, sự cân bằng âm dương từng bước bị phá vỡ, các nhân tố có liên quan đến rất nhiều và phức tạp, phạm vi đằng sau của nó rất sâu xa, nó không phải là điều mà người viết có thể nói được rõ qua một vài bài viết được. Vì vậy, loạt bài viết này chỉ là lý giải nông cạn của cá nhân, đàm luận đơn giản từ vài phương diện về tình hình đại thể của nền mỹ thuật phương Tây, và một chút gợi mở cho mọi người về giai đoạn lịch sử này.
Tương đối và tương hợp
Về phương diện đề tài sáng tác mỹ thuật, thái độ của Thiên Chúa giáo và Tân giáo (Đạo Tin lành) hoàn toàn trái ngược, điều này có liên quan đến lịch sử. Từ khi bắt đầu nền văn minh, nhân loại đã không ngừng thông qua các tác phẩm mỹ thuật để thể hiện sự sùng kính đối với Thần và sự khao khát đối với Thiên quốc. Thời Trung cổ, khi Cơ Đốc giáo chiếm tư tưởng chủ đạo ở châu Âu, giáo hội sử dụng các tác phẩm mỹ thuật để tuyên giảng giáo nghĩa cho số lượng lớn người không biết chữ, đã đạt được hiệu quả rất tốt, vì vậy giáo hội luôn khuyến khích các nhà nghệ thuật thể hiện chủ đề Thần Thánh này.
Không chỉ có vậy, trong các tông phái Cơ Đốc giáo thông qua cầu nguyện và suy nghĩ để tu hành, các tác phẩm nghệ thuật còn đóng vai trò trợ giúp các tu sỹ tiến nhập vào trạng thái tu luyện (chi tiết xem “Từ một giai đoạn lịch sử thấy được sự thay đổi tư tưởng của nhân loại”). Có những dòng tu thậm chí còn yêu cầu các nhà nghệ thuật có những điều chỉnh chuyên nghiệp về kỹ pháp nghệ thuật đối với điều này.
Ví như thế kỷ thứ 12, dòng tu Cistercians của Thiên Chúa giáo phát hiện ra rằng khi cầu nguyện thì các tranh đơn sắc loại thiên về đen trắng có thể giúp các tu sỹ tiêu trừ tạp niệm, vì vậy họ bắt đầu yêu cầu một số nhà thờ và tu viện đổi các cửa sổ kính màu thành đơn sắc, để giảm thiểu kích thích các giác quan, khiến con người càng chuyên chú hơn vào tu hành.
Cách làm này dần dần lan đến các dòng tu khác, đến mức trong một phạm vi nhất định đã hình thành tập quán. Bắt đầu từ giữa thế kỷ 13, các cửa sổ hoa màu ghi nhạt đã trở thành thời thượng ở một số khu vực. Đến thế kỷ 15, miền Bắc đã có thể thường thấy cách làm thịnh hành là: vào thời kỳ trai giới 40 ngày mỗi năm, các tu sỹ của một số dòng tu dùng vải vô sắc chất phác phủ lên che đàn tế nhiều màu. Nếu đàn tế 3 tấm thì không cần dùng vật ngoài để che, vì 2 tấm bên trái và phải của 3 bức tranh giống như 2 cánh quạt có thể đóng lại, che bức tranh chính nhiều màu sắc ở giữa, còn mặt phô ra sau khi đóng vào đó thì yêu cầu các họa sỹ vẽ những bức tranh đơn sắc, màu xám đó được gọi bằng cái tên chuyên nghiệp là “Grisaille”.
Sau khi cải cách tôn giáo và xuất hiện Tân giáo, sự bất ổn của tín ngưỡng đã ảnh hưởng đến mọi phương diện, cũng bao gồm cả mỹ thuật. Không giống với trạng thái khai phá và phát triển của thời kỳ hưng thịnh Phục hưng Văn nghệ là các tư tưởng nghệ thuật, phong cách kỹ pháp liên tiếp xuất hiện không ngừng, sự phát triển của nghệ thuật trong các nhân tố tương sinh tương khắc càng ngày càng thể hiện ra xu thế các nhóm khác nhau đều tự co lại và hợp nhất. Khi sức mạnh các phương diện đều đang tìm kiếm co lại thì sự đối lập của các nhân tố khác nhau được thể hiện ra càng ngày càng rõ rệt.
Trong bối cảnh thời đại phức tạp này, sau hội nghị Trent, nhằm vào loạn tượng xuất hiện sau thời kỳ Phục hưng Văn nghệ là giới nghệ thuật lạm dụng chủ đề tôn giáo, Giáo hội Thiên Chúa quyết định tiến hành quy phạm nghiêm khắc đối với hình thức và nội dung hình tượng tôn giáo, yêu cầu các nhà nghệ thuật khi vẽ chủ đề tôn giáo cần phải thể hiện cảnh tượng trang nghiêm, đồng thời tác phẩm phải biểu đạt được tình cảm thiêng liêng.
Cùng với cuộc chiến tranh tôn giáo nửa cuối thế kỷ 16 ngày càng khốc liệt, thái độ của Thiên Chúa giáo và Tân giáo đối với mỹ thuật cũng phát triển về hai thái cực. Tân giáo phản đối sự hủ bại và sa hoa của Thiên Chúa giáo, vì vậy về nghệ thuật, Tân giáo chủ trương đơn giản chất phác, đồng thời nghiêm cấm các loại chủ đề có thể có liên quan đến sùng bái ngẫu tượng. Nhưng cái mà Tân giáo phản đối lại chính là cái mà Thiên Chúa giáo ủng hộ, vì Thiên Chúa giáo không cho rằng truyền thống nhất quán miêu tả Thần của giới nghệ thuật ngàn năm nay là sùng bái ngẫu tượng. Về phương diện này thì từ lâu đã có kinh nghiệm của Giáo hội La Mã là đầu tư vốn vào những nhà nghệ thuật tài hoa, để họ dụng nghệ thuật thị giác rực rỡ không gì sánh nổi để miêu tả sự tráng lệ của Thiên đường, trang sức các nhà thờ Thiên Chúa giáo thành điện đường nghệ thuật khiến người ta thán phục, từ đó cuốn hút đại chúng quy y.
Arnaud H thực hiện
Theo Minh Huệ