Điểm phim ‘Trở lại thành Thần’: Diệt trừ rồng đỏ, thiên hạ mới có thể thái bình
Nếu muốn khám phá nguồn gốc của các sự kiện trong nhân gian, thì có thể truy nguyên từ những sự kiện lớn nơi Thần giới. Bộ phim “Trở lại thành Thần” (Once We Were Divine) sử dụng phương thức ấy để xây dựng câu chuyện, bàn luận các vấn đề trong hiện thực như: Đảng Cộng sản tàn phá thế giới, các học viên Pháp Luân Công chống lại cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bộ phim không chỉ mượn hình thức điện ảnh có tính thưởng thức cao, mà còn thể hiện sự hùng tráng của sử thi Thần thoại.
Bối cảnh của câu chuyện là một con rồng đỏ tà ác trở thành mối đe dọa lớn tàn phá vũ trụ. Mặc dù các vị Thần đã phối hợp để đánh bại nó nhưng họ chưa thể giải trừ tận gốc mối hậu hoạn này. Kết quả là về sau, con rồng tà ác đã ẩn mình dưới hình thức chủ nghĩa cộng sản để tiếp tục gây họa loạn nhân gian. Giờ đây, Vương của các vị Vương trong vũ trụ đã quyết định dẫn dắt các vị Thần hạ thế, hoàn thành mục tiêu diệt trừ ác long và khiến vũ trụ tươi đẹp trở lại. Nhân vật nam chính Quang Minh Vương là một trong các chư Thần, chính là một trong các vị Thần đã hạ thế. Sau nhiều lần chuyển sinh, anh trở thành Tống Quang Minh, một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đương đại. Dưới sự thống trị tàn bạo của ĐCSTQ, liệu anh có thể thực hiện được thệ ước ban đầu của mình ở Thần giới hay không? Việc này sẽ phải đối mặt với vô vàn thử thách.
Đặc điểm quan trọng là câu chuyện bao hàm khía cạnh Thần giới
Bối cảnh câu chuyện không chỉ giới hạn ở thế giới con người, mà còn bao gồm cả thế giới thần linh. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của bộ phim “Trở lại thành Thần.” Loại bối cảnh câu chuyện này cũng khiến bộ phim mang màu sắc huyền thoại hơn. Nhiều sự kiện lớn nhỏ trong nhân thế đều có thể phản ánh trực tiếp tình huống trong Thần giới, cho phép câu chuyện thể hiện một bố cục rộng hơn so với các tác phẩm giả tưởng thông thường. Hơn nữa, nhiều vị Thần minh thi triển Pháp lực thần thông và ánh quang minh Thần Phật, cũng có thể trở thành một khía cạnh tăng thêm màu sắc cho tác phẩm. Bộ phim dùng hình thức tác phẩm kỳ ảo, khác biệt với tác phẩm thông thường, để thể hiện hình ảnh trực quan hoặc bầu không khí kịch tính.
Sự tác loạn của rồng đỏ là tiền đề quan trọng của câu chuyện. Khía cạnh này còn thể hiện những điểm nổi bật qua các cấp độ khác nhau. Một mặt, hình ảnh các trận đại chiến của những vị Thần trong Thần giới với ác long được thể hiện thông qua việc vận dụng các hiệu ứng đặc biệt và cách sắp xếp các cảnh chiến đấu, góp thêm yếu tố sắc màu cho tác phẩm điện ảnh. Mặt khác, bản thân việc miêu tả con rồng tà ác cũng có thể phản ánh “tướng do tâm sinh.” Điều này giúp hình ảnh nhân vật phản diện được thể hiện một cách hiệu quả ngay từ lần xuất hiện đầu tiên. Thân hình khổng lồ của ác long cũng góp phần làm nổi bật mối đe dọa của nó.
Ngoài những điểm trên, một số nội dung liên quan đến con ác long được lồng ghép chặt chẽ với các yếu tố của thế giới con người. Bộ phim bám sát hướng đi của câu chuyện, khiến khán giả dần nhận ra rằng, chủ nghĩa cộng sản, tiến hóa luận, vô thần luận, thậm chí tất cả các loại tư tưởng và học thuyết phản truyền thống, phá hoại đạo đức truyền thống, đều có liên quan mật thiết đến ác long. Về mặt khắc họa, câu chuyện đã kết hợp tốt các yếu tố mang màu sắc kỳ ảo với nội dung hiện thực, gián tiếp dẫn dắt khán giả suy ngẫm rằng đằng sau tất cả những điều tiêu cực trên thế giới đều có nguồn gốc sản sinh của nó. Điều này là một bước tiến trong việc khám phá tầng diện mà các tác phẩm điện ảnh thông thường không đề cập đến.
Thủ pháp tự sự thể hiện sự hấp dẫn, thú vị
Bộ phim “Trở lại thành Thần” còn hấp dẫn, thú vị ở cách vận dụng thủ pháp tự sự kịch tính, và hai vị Thần đến từ Thần giới là một ví dụ điển hình. Họ luôn dùng góc nhìn của Thần giới để quan sát những diễn biến khác nhau của thế giới con người, tạo ra một khung cảnh thú vị giống như trong kịch có kịch; và góc nhìn của khán giả nghiễm nhiên cũng giống như góc nhìn của các nhân vật trong phim, khiến cốt truyện có thêm nhiều góc cạnh hơn. Đồng thời, hai vị Thần minh tình cờ lại là một vị trưởng lão cao niên và một cô bé, nên những cảnh liên quan cũng tạo nên sự gay cấn thông qua tương phản về hình tượng nhân vật, khiến các tình tiết của nhân vật không chỉ đơn thuần là tiết lộ thông tin hoặc thúc đẩy kịch tính, mà còn mang tính giải trí ở một mức độ nhất định.
Màn kịch ở nhân gian trong bộ phim lấy Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ làm vũ đài thời không chủ yếu, nhưng một số tình tiết cũng bao gồm cả nội dung cổ đại. Điều này cũng cho phép tác phẩm bổ sung kịp thời hương sắc cổ xưa trong phim cổ trang, thể hiện bầu không khí kịch tính khác nhau thông qua sự biến hóa của thời đại. Đồng thời, sự tồn tại của những màn diễn cổ trang như thế đều có ý nghĩa nhất định. Đôi khi, nó thể hiện sự khéo léo, kỳ diệu của duyên phận con người; và đôi khi khởi tác dụng khuyên con người tín Thần. Điều này không chỉ tạo ra nét đặc sắc mới, mà còn nâng cao chất lượng của câu chuyện.
Là bộ phim về Trung Quốc đương đại, “Trở lại thành Thần” tập trung hoàn toàn vào ba nhân vật chính là Tống Quang Minh, Bạch Phượng, và Triệu Hải Phong. Khi ba nhân vật chính xuất hiện, họ đã cùng nhau trải qua sự kiện Lục Tứ ngày 04/06/1989. Sự xuất hiện của những thảm họa lớn không chỉ tạo ra sự căng thẳng kịch tính trong tình hình hiện tại, mà còn làm nổi bật tình cảm thắm thiết của ba nhân vật thời trẻ thông qua trải nghiệm nghịch cảnh chung của họ. Ngoài việc đặt nền tảng có sức thuyết phục cho mối quan hệ của các nhân vật, thì việc các sự kiện khác nhau sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của ba người trong tương lai, cũng có thể trở thành nội dung tạo hình, khiến tình tiết liên quan trở nên xúc động hơn đối với khán giả.
Ba nhân vật chính, mỗi người đại diện cho những ý nghĩa khác nhau
Ba nhân vật này đại diện cho những ý nghĩa khác nhau trong phim. Tống Quang Minh đại diện cho hình tượng anh dũng chính trực với ý chí kiên cường và ý thức đạo đức vững vàng. Những trải nghiệm của nhân vật này trong phim, bất luận là hành trình nhận ra chủ nghĩa cộng sản là nguồn gốc của sự hỗn loạn trên thế giới, hoặc sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Công, trước sau đều luôn kiên định thực tu. Khi đối mặt với các loại áp lực và bức hại, anh đều có thể giữ vững lập trường thiện lương và vượt qua thử thách. Bộ phim mượn tâm thái thiện lương và những quyết định chính nghĩa của Tống Quang Minh để khởi tác dụng thiết lập chuẩn mực đạo đức. Ngoài ra, bản thân anh là nam diễn viên chính, cũng thêm phần bảo đảm rằng tác phẩm có thể đạt được thành công với bầu không khí chính diện.
Đối với Bạch Phượng, cô đại diện cho hình tượng thường thấy ở những con người bình thường. So với Tống Quang Minh, cô dễ dàng lựa chọn cúi đầu hoặc thỏa hiệp dưới áp lực của nền chính trị bạo ngược. Mặc dù Bạch Phượng cũng là người tu luyện Pháp Luân Công, nhưng trong suốt một thời gian dài, tâm thái của cô vẫn chưa đủ tinh tấn. Tạo hình các khía cạnh liên quan khiến nhân vật này có vẻ trần tục hơn. Về mối quan hệ giữa các vai diễn, cô và Tống Quang Minh là vợ chồng. Điều này cũng tạo ra sự khác biệt trong tâm lý của cặp đôi, tạo ra cảm giác xung đột kịch tính và tăng thêm sóng gió trong cuộc đời. Trải nghiệm cuộc sống nhân sinh cũng bao gồm khảo nghiệm trong những cám dỗ lớn và sự biến đổi tâm thái của cá nhân, khiến con đường trưởng thành của nhân vật trở thành điểm nhấn của bộ phim.
Về phần Triệu Hải Phong, tâm thái cá nhân của anh còn thấp hơn cả Bạch Phượng. Giá trị quan của anh là nhiệt tình theo đuổi công danh lợi lộc trên đời, sẵn sàng vui vẻ khom lưng chỉ vì năm đấu gạo. Vì vậy, dù là chủ đề Pháp Luân Công hay Đảng Cộng sản, khán giả đều có thể dễ dàng cảm nhận được sự khác biệt rất lớn giữa lời nói, hành động của nhân vật này và Tống Quang Minh, tạo ra hiệu ứng tương phản rõ nét thông qua độ tương phản hình ảnh. Trong diễn tiến của câu chuyện, bộ phim cũng đã khắc họa một cách chắc chắn việc Triệu Hải Phong từ dễ dàng thỏa hiệp đến hoàn toàn rơi xuống vực thẳm. Toàn bộ quá trình đều dựa trên cơ sở của tình tiết cụ thể, khiến những thay đổi tiêu cực của nhân vật trở nên thuyết phục.
Nội dung các học viên Pháp Luân Công phản đối cuộc bức hại thu hút khán giả
Các học viên Pháp Luân Công tận lực giảng rõ chân tướng và chống lại cuộc bức hại của ĐCSTQ. Đây là một khía cạnh quan trọng của bộ phim “Trở lại thành Thần.” Việc tạo ra những tình tiết như vậy trong phim cũng rất thu hút khán giả. Trong cảnh Tống Quang Minh xung đột với nhân viên bảo vệ khu phố khi phân phát tài liệu giảng chân tướng, thông qua màn ứng đối phù hợp của anh, cho thấy bầu không khí thiện lương trong việc giúp đỡ người khác thoát khỏi cuộc đàn áp của ĐCSTQ. Đồng thời thông qua những lời nói thuyết phục của anh, cũng tăng thêm chất lượng của kịch bản. Cảnh Tống Quang Minh không may bị ĐCSTQ bắt cóc và cầm tù, đã dùng chính niệm chính hành của nhân vật khiến việc hóa giải các loại tai ách trở nên kịch tính và mang màu sắc truyền kỳ.
Vì bối cảnh câu chuyện của bộ phim này bao gồm tầng diện Thần giới, nên cao trào cuối phim cũng tập trung hoàn toàn vào những nội dung liên quan, giúp tác phẩm thể hiện tốt hơn những nét đặc sắc riêng. Trên thực tế, cốt truyện không dựa trên những tình tiết hồi hộp để có được thành công. Việc các vị Thần hợp sức để tiêu diệt ác long là điều tất nhiên. Vì ác long không chỉ là nhân vật phản diện mà còn là nguồn gốc của mọi tội ác trong vũ trụ, nên khung cảnh màn đêm cuối cùng cũng trôi qua và bình minh cuối cùng cũng đến. Kết quả mỹ mãn đạt được thông qua việc loại bỏ những tai ách lớn, đẩy lực độ lên cao trào.
Giá trị của bộ phim “Trở lại thành Thần” không chỉ làm nổi bật những tội ác của chủ nghĩa cộng sản, những phẩm chất đáng trân quý của những học viên Pháp Luân Công khi không chịu khuất phục trước bạo quyền, mà còn thông qua tạo hình kịch tính ở Thần giới, khiến câu chuyện trở nên mới mẻ hơn. Kiểu sắp xếp kịch bản không giới hạn ở thế giới trần tục này có thể nói là một luồng gió mát lành thổi vào xã hội đương đại vốn đang đánh mất niềm tin vào Thần, đồng thời cũng khiến tác phẩm càng mang ý nghĩa chính diện hơn.