DiDi, Trung Quốc và cuộc chiến dữ liệu
Chào mừng quý vị đến với giới tuyến mới nhất trong cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để giành quyền thống trị địa chính trị: cuộc cạnh tranh giành quyền kiểm soát mặt hàng chiến lược của tương lai, dữ liệu.
Thương vong mới nhất trong trận chiến này là Didi, một ứng dụng Uber của Trung Quốc, UBER+2.8%, tương tự với 377 triệu người dùng hoạt động hàng năm và 13 triệu lái xe hoạt động hàng năm. Cơn oằn mình đau đớn của công ty này bắt đầu ngay sau khi cổ phiếu Didi giao dịch công khai tại New York, sau đợt chào bán cổ phiếu lần đầu trị giá 4.4 tỷ USD. Không đầy hai tuần sau, Trung Cộng đã cử các quan chức an ninh nhà nước và cảnh sát đến văn phòng của Didi. Câu chuyện chính thức là các nhà chức trách lo lắng về dữ liệu mà người dùng Didi chia sẻ với công ty này, bao gồm cả số điện thoại di động ở Trung Quốc có liên kết đến tên thật và danh tính của họ, không được bảo vệ đầy đủ, đặc biệt là trước con mắt tò mò của các nhà đầu tư ngoại quốc của Didi. Một cuộc đàn áp liên quan đến một loạt công ty Trung Quốc kinh doanh tại Hoa Kỳ đã khiến cổ phiếu công nghệ Trung Quốc lao đao trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, tuyên bố của Bắc Kinh rằng họ chỉ là đang cố gắng bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của những người dùng Didi rành rành là sai sự thật.
Vấn đề thực sự là Trung Cộng lo lắng rằng người Mỹ có thể đang sử dụng dữ liệu của Trung Quốc, theo cách mà Bắc Kinh đang làm với dữ liệu của Hoa Kỳ, tức là sử dụng nó để thúc đẩy các mục tiêu tình báo của họ.
Việc Trung Cộng tìm đủ mọi phương cách để lấy dữ liệu công chúng cho các mục đích chiến lược chính xác là lý do tại sao chính phủ Tổng thống Trump đã dự tính cấm ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến TikTok—một hành động mà tôi đã kiên quyết lớn tiếng ủng hộ trong chuyên mục này—và tại sao chính phủ TT Trump lại cam kết giành chiến thắng trong trận thư hùng với tập đoàn thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei về tương lai của 5G. Ngoại trừ lần này, chính giới chức Trung Cộng, không phải các đối tác Hoa Kỳ của họ, là những người dường như đang bối rối về việc ai có thể thu thập và phân tích dữ liệu-những thứ tốt hơn hết là phải nằm trong tầm kiểm soát của Trung Cộng.
Hãy coi nỗi sợ hãi đó là một lời khen—và một lời khen không làm mà lại được hưởng. Chính phủ của chúng ta, bao gồm cả chính phủ hiện tại, vẫn còn kém xa Trung Quốc trong việc nhận ra rằng dữ liệu đã trở thành mặt hàng chiến lược mới cho sự thống trị toàn cầu. Dữ liệu cung cấp nhiên liệu cho [công nghệ] trí tuệ nhân tạo và các công cụ học máy, cũng như cho thị trường toàn cầu và hệ thống tài chính của chúng ta. Nó xác định hiệu quả của hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta và các tiến bộ y tế, bao gồm cả việc kiểm soát COVID. Nó sẽ kiểm soát các hệ thống giao thông trong tương lai của chúng ta, trong đó có cả xe hơi không người lái và nó sẽ xác định cách chính phủ của chúng ta đưa ra quyết định và cách chúng ta tự vệ.
Nói tóm lại, than và thép quan trọng thế nào đối với sức mạnh quốc gia trong thế kỷ XIX; hay là dầu mỏ và nhiên liệu hóa thạch quan trọng thế nào trong thế kỷ XX; thì ở thế kỷ 21 sự truy cập và kiểm soát dữ liệu sẽ quan trọng như thế ấy.
Lý do tại sao dữ liệu sẽ quyết định số phận của các quốc gia là rất đơn giản: Trí tuệ nhân tạo (AI). Công nghệ này có thể lấy tất cả dữ liệu có vẻ như là ngẫu nhiên và không liên quan và sau đó trích xuất các mô hình và [tìm ra] sự liên hệ [trong dữ liệu], thuật toán này trở thành một công cụ hữu dụng cho các công tác tình báo. Sự gia tăng của dữ liệu mở, từ các báo cáo thời tiết và kênh truyền thông xã hội đến thống kê kinh tế và chính phủ, cộng với sự phát triển nhanh chóng của học máy (machine learning, ML) nhờ truy cập đám mây và cương liệu chuyên dụng được cải tiến cho ML, có nghĩa là việc biến dữ liệu ngẫu nhiên thành thông tin có ý nghĩa thông qua nhận diện quy luật và mô hình dự đoán—đây chính là cần câu cơm của AI. Kết quả là một bức tranh thống nhất có thể định hình các kế hoạch chiến lược và hoạt động, đồng thời mang lại cho kẻ địch một lợi thế không thể nhìn thấy bằng cách đôi khi biết về đối thủ của mình nhiều hơn chính họ biết về bản thân họ.
Trong trường hợp của Trung Quốc, khả năng này còn trở nên đáng sợ hơn. Ai cũng biết rằng Trung Cộng sử dụng AI cho việc ứng dụng kỹ thuật vào xã hội và chính trị, bằng cách tặng thưởng cho sự ngoan ngoãn tuân thủ, hay là trừng phạt những người bất đồng chính kiến ngay cả trước khi nó xảy ra. Bắc Kinh cũng đã học cách xuất cảng hệ thống tín dụng xã hội của mình cho các quốc gia vốn coi an ninh ở trong sự tuân thủ và bất đồng chính kiến là một mối đe dọa.
Với 5G, luồng dữ liệu sẽ trở thành một cơn lũ. Các dịch vụ không dây tiên tiến này sẽ di chuyển dữ liệu từ hơn ba triệu thiết bị được kết nối trên một dặm vuông—so với 10,000 trên mỗi dặm vuông đối với 4G—bao gồm điện thoại thông minh và xe hơi, các hình ảnh và email của quý vị, gần như ngay lập tức.
Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc muốn công cụ của họ-Huawei dẫn đầu trong việc thiết lập 5G trên toàn thế giới—và không có gì lạ khi Hoa Kỳ và các đồng minh lý trí hơn của họ muốn ngăn chặn điều đó xảy ra.
Việc trao cho Trung Quốc giấy phép thu thập và khai thác tất cả dữ liệu đó, sẽ mang lại cho họ lợi thế chiến lược trong phần còn lại của thế kỷ này. Bổ sung các khả năng của máy tính lượng tử như máy gia tốc AI/ML của Trung Quốc, và chúng ta đang xem xét một lợi ích quyết định đối với Trung Cộng, vốn sẽ mang tính biến hóa không chỉ đối với Trung Quốc mà còn đối với nhân loại.
Một báo cáo hoàn toàn mới của đồng nghiệp Hudson của tôi, ông Patrick Cronin về nỗ lực thống trị thông tin toàn diện của Trung Quốc đã nêu, “Trong thời đại kỹ thuật số tiên tiến của chúng ta, dữ liệu soi sáng con đường dẫn đến vị thế kinh tế tối cao … và sức mạnh thông tin.” Hoa Kỳ và các đồng minh của họ phải phát triển một chiến lược để giành chiến thắng trong các cuộc chiến dữ liệu này, và duy trì hình ảnh của dòng thông tin tự do như một dấu xác nhận của tự do, chứ không phải là một cấu phần của sự kiểm soát toàn trị.
Từ Forbes.com.
Tác giả Arthur Herman là thành viên cao cấp tại Viện Hudson và là giám đốc của Sáng kiến Liên minh Lượng tử. Ông cũng là tác giả lọt vào Chung kết Giải thưởng Pulitzer của chín cuốn sách, bao gồm “Sự rèn luyện của Tự do: Doanh nghiệp Mỹ đã tạo ra chiến thắng như thế nào trong Đệ nhị Thế chiến” (2012); “1917: Lenin, Wilson, và sự ra đời của rối loạn thế giới mới” (2017); sách bán chạy nhất của New York Times, “Cách người Scotland đã phát minh ra thế giới hiện đại” (2001), và là đồng tác giả của “Máy tính lượng tử: Cách giải quyết rủi ro an ninh quốc gia.”
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: