Di sản kinh hoàng của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân
Kẻ chủ mưu của các vụ cầm tù, tra tấn, và sát nhân hàng loạt ở Trung Quốc đã qua đời
Một người đàn ông đã ra lệnh diệt chủng khoảng 70-100 triệu người đã để lại cho hậu thế những di sản gì? Vì lợi ích của vô số những nạn nhân trong cuộc bức hại và cũng như cho hậu thế, những người mà một ngày nào đó sẽ nhìn lại thời kỳ bi thảm này và hy vọng rút ra được bài học giáo huấn từ đây, nên chúng ta không thể dùng ngôn từ lập lờ quanh co được. Chúng ta cần phải thẳng thắn, minh bạch. Có thể nói, ông Giang Trạch Dân nằm trong số những kẻ bạo chúa tàn ác nhất trong lịch sử. Những người này đều là cặn bã của nhân loại, đều đã gây ra sự thống khổ và những tổn thất không thể nào đong đếm cho đồng bào của mình.
Đối với hàng trăm triệu người ở trong Trung Quốc đại lục mà nói, hầu như ông Giang Trạch Dân sẽ được nhớ đến như là một kẻ chủ mưu khởi xướng cuộc tấn công có hệ thống nhất, tang tóc nhất, và kéo dài nhất nhằm vào người dân Trung Quốc trong nhiều thập niên: đó là cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Với sự ra đi của ông Giang, các nạn nhân chịu sự bức hại của ông ta cũng như nhiều người dân Trung Quốc khác có tinh thần trọng nghĩa sẽ thở phào nhẹ nhõm. Mặc dù vây cánh bè đảng của ông ta vẫn có thể tiếp tục những hành động bạo tàn, nhưng chí ít ông Giang sẽ không thể làm hại họ được nữa. Thế giới này đã bớt đi một nhân vật tàn ác.
Chứng cừu sát tự huyễn của ông Giang
Là một môn công pháp tu luyện truyền thống của Phật Gia, Pháp Luân Công đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở Trung Quốc sau khi được hồng truyền cho công chúng vào năm 1992. Môn tu luyện này đã thu hút những người say mê “khí công” và những người bị lôi cuốn bởi quan niệm đạo đức dựa trên nguyên lý chân, thiện, và nhẫn. Thật vậy, Pháp Luân Công đã nhận được sự hỗ trợ chính thức rất lớn từ các quan chức chính phủ có tư tưởng cởi mở, những người xem đây là một cách để cải thiện sức khỏe cộng đồng và các giá trị đạo đức.
Đến đầu năm 1999, Ủy ban Thể thao Quốc gia của Trung Quốc ước tính số lượng học viên Pháp Luân Công lên đến 70 triệu người, vượt quá tổng số đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đài truyền hình nhà nước cho biết có hơn 100 triệu người đang thực hành pháp môn này.
Mặc dù Pháp Luân Công không tán thành, cũng không đề cập tới bất kỳ hệ tư tưởng hay mưu cầu chính trị nào, nhưng ông Giang Trạch Dân đã kỳ thị Pháp Luân Công và xem môn pháp này là một mối đe dọa đối với ĐCSTQ vì sự phổ biến, độc lập khỏi nhà nước, cũng như quan niệm tinh thần truyền thống của pháp môn này.
Vì vậy, vào mùa xuân năm 1999, ông Giang đã chủ ý ra lệnh rằng Pháp Luân Công phải bị “tiêu diệt”. Vào ngày 20/07/1999, ông ta khởi xướng một chiến dịch tuyên truyền kiểu Đại Cách mạng Văn hóa, thiêu hủy kinh sách, bỏ tù hàng loạt, và cưỡng chế “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công.
Đích thân ông Giang đã tham gia chiến dịch này, gần như đến mức bị ám ảnh.
Theo một bản tin hôm 09/11/1999 của tờ Washington Post, “Chính ông Giang đã ra lệnh dán nhãn Pháp Luân Công là ‘tà giáo’, và sau đó yêu cầu thông qua luật cấm tà giáo.”
Hành động này, cũng như chính chiến dịch bức hại này, đều là để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Cũng theo bài báo này, “Cuộc đàn áp được thực hiện để thể hiện và củng cố quyền lực của giới lãnh đạo Trung Quốc … Các nguồn tin của Đảng Cộng sản nói rằng ủy ban thường vụ của Bộ Chính trị đã không nhất loạt tán thành cuộc đàn áp này, và Chủ tịch Giang Trạch Dân đã tự mình quyết định rằng Pháp Luân Công phải bị tiêu diệt.” Bài báo đó cũng dẫn lời một vị quan chức trong Đảng với nội dung tương tự rằng, “Rõ ràng đây là ý muốn cá nhân của ông Giang Trạch Dân.”
Năm 2001, nhà phân tích hàng đầu Willy Lam của CNN viết rằng, các quan chức cao cấp đã chỉ trích rằng cuộc đàn áp của ông Giang Trạch Dân là một cách “để thúc đẩy lòng trung thành với chính bản thân ông ta.”
Năm 2002, theo báo cáo, ông ta đã ra lệnh “xử tử” năm học viên Pháp Luân Công, những người đã chèn sóng truyền hình ở Trường Xuân để trình chiếu các hình ảnh cho thấy môn tu luyện của họ được thực hành tự do trên khắp thế giới. Một bộ phim tài liệu hoạt hình dựa trên sự kiện này, “Trường Xuân,” năm nay đã được chọn là tác phẩm điện ảnh dự thi của Canada cho hạng mục Phim Quốc tế Xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 95 năm 2023.
Tàn sát hàng triệu sinh mạng
Những hậu quả từ quyết định tai hại của ông Giang vào năm 1999 thật tàn khốc. Hàng triệu học viên Pháp Luân Công vô tội đã bị bắt cóc ngay tại nhà hoặc trên đường phố, sau đó bị giam giữ bất hợp pháp trong các nhà tù và trại cải tạo lao động khổ sai (còn gọi là gulag), một số người bị giam giữ trong hơn một thập niên.
Dưới sự lãnh đạo của ông Giang, ĐCSTQ đã cho phép việc sử dụng bạo lực và tra tấn có hệ thống đối với các học viên Pháp Luân Công để buộc họ từ bỏ việc tu luyện Pháp Luân Công. Theo một bài báo năm 2001 của tờ Washington Post, “đây là lần đầu tiên trong năm nay chính quyền [Trung Quốc] trừng phạt nhóm [Pháp Luân Công] bằng cách sử dụng bạo lực có hệ thống, thành lập một mạng lưới các lớp tẩy não và bắt tay vào thực hiện một nỗ lực mạnh mẽ nhằm loại bỏ các học viên trong từng khu phố và trong từng nơi làm việc. Dùi cui điện, lạm dụng tình dục, và chích các loại thuốc hướng thần đã trở thành thông lệ, khiến vô số người phải mang theo mình những vết thương không bao giờ lành, tàn tật, hoặc mất trí.
Năm 2006, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tra tấn Manfred Nowak đã báo cáo rằng trong 66% các trường hợp được cho là bị tra tấn trong các trại giam ở Trung Quốc, các nạn nhân đều là các học viên Pháp Luân Công. Một báo cáo của New York Times năm 2013 về Trại Lao động Mã Tam Gia nêu rõ: “Tất cả đều đồng ý rằng hành vi ngược đãi tồi tệ nhất đều đang nhắm thẳng vào những học viên Pháp Luân Công nào không chịu từ bỏ đức tin của mình.”
Trong một báo cáo năm 2017, tổ chức Freedom House phát hiện ra rằng “các học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc đều đang bị giám sát rộng rãi, giam giữ tùy tiện, cầm tù, và tra tấn, và họ có nguy cơ cao bị hành quyết ngoài vòng pháp luật.” Tổ chức này đã xác minh độc lập 933 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị kết án tù lên đến 12 năm trong khoảng thời gian từ tháng 01/2013 đến tháng 06/2016.
Việc tra tấn và lạm dụng do lực lượng an ninh Trung Quốc thực hiện đã cướp rất nhiều sinh mạng của các học viên Pháp Luân Công, số ca tử vong được xác nhận lên đến 4,800 người. Do việc xác nhận những trường hợp tử vong và gửi thông tin này ra hải ngoại là vô cùng rủi ro và khó thực hiện, nên người ta tin rằng con số thực sự chắc chắn sẽ cao hơn nhiều.
Tuy nhiên, tội ác nghiêm trọng nhất của ông Giang chính là sát hại hàng loạt các học viên Pháp Luân Công do nhà nước hậu thuẫn, để thu hoạch những cơ quan nội tạng quan trọng của họ, sau đó bán cho ngành cấy ghép nội tạng. Theo một báo cáo năm 2019 của Reuters, ông Hamid Sabi, Luật sư của Tòa án Luận tội Trung Quốc, đã trình bày trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với lời khai rằng nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã được thực hiện “trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc với một quy mô đáng kể … và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.” Ông nói rằng các hoạt động thu hoạch nội tạng này có liên quan đến “hàng trăm ngàn nạn nhân,” chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công. Trong một tuyên bố năm 2021, các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc nhận thấy cáo buộc này là đáng tin cậy và cảm thấy vô cùng chấn động.
Theo một đoạn video do Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Ghép tạng ở Trung Quốc (ETAC) công bố, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế thuộc Tổng cục Hậu cần Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Bạch Thư Trung (Bai Shuzhong), trong một cuộc điện thoại đã được kiểm chứng về mặt pháp y, đã tuyên bố rằng ông Giang Trạch Dân đã trực tiếp ra lệnh sát hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng của họ.
Ảnh hưởng lâu dài
Khi ông Giang và giới lãnh đạo ĐCSTQ tiến hành chiến dịch bức hại Pháp Luân Công, họ đã phát triển và hoàn thiện một loạt các cơ chế đàn áp. Kể từ năm 1999, ĐCSTQ đã mở rộng mạng lưới các trung tâm giam giữ và hắc lao, thưởng tiền hoặc thăng chức cho những kẻ tra tấn, đồng thời thành lập một lực lượng an ninh ngoài vòng pháp luật có tên là Phòng 610, hoạt động như một Gestapo để đàn áp Pháp Luân Công. Họ đã được trau dồi các kỹ năng tuyên truyền và thông tin sai lệch, vô hiệu hóa bộ máy tư pháp, cũng như tạo ra hệ thống kiểm duyệt, và giám sát internet sâu rộng nhất trên thế giới. Mặc dù ban đầu được thiết kế để nhắm vào Pháp Luân Công, hiện những công cụ này đang được sử dụng để chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các công dân Trung Quốc khác.
Để đối phó với vai trò của ông Giang trong việc dàn dựng một chiến dịch xóa sổ Pháp Luân Công có chủ đích, ông ta đã trở thành mục tiêu của hàng chục vụ kiện quốc tế, và hơn 200,000 đơn khiếu nại pháp lý của các nạn nhân ở Trung Quốc.
Sự ra đi của ông Giang Trạch Dân sẽ không giúp trả lại mạng sống cho một số lượng rất lớn trong hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công, những người đã phải bỏ mạng trong 23 năm qua vì những hành động của ông ta. Sự ra đi của ông ta cũng sẽ không thể hàn gắn hàng triệu gia đình đã bị làm cho tan nát. Sự ra đi của ông ta cũng không thể làm giảm bớt sự tàn bạo mà các học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc vẫn tiếp tục phải chịu đựng khi bị cầm tù và tra tấn đến tận hôm nay.
Nhưng đối với những người tu luyện Pháp Luân Công trên toàn thế giới, điều này mang lại một vài tia hy vọng rằng, sự kiện này sẽ mở ra một cơ hội mới cho người dân ở Trung Quốc để họ có thể làm theo lương tâm của mình và chấm dứt cuộc thảm sát này.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times