Để lấy lại Hoa Kỳ, trước tiên cần giành lại cuộc bầu cử năm 2020
Sắp tới thời điểm quốc hội xác nhận tổng thống đắc cử, hai bên hầu như đã ra hết chiêu, giờ chỉ còn đợi công bố chứng cứ về “thế lực nước ngoài can dự bầu cử” của giám đốc an ninh mạng và tình báo quốc gia, cục an ninh nội địa. Đảng Dân Chủ dựa vào sự giúp đỡ của giới truyền thông, sự thờ ơ không can dự của hệ thống tòa án, mang đầy hy vọng vụ gian lận này có thể thành công.
Tuy nhiên, ý chí “Đoạt lại Hoa Kỳ (Take Back America) của 75 triệu cử tri ủng hộ ông Trump chưa từng hạ thấp. Những cương lĩnh thi hành biện pháp chính trị của “Chính phủ Biden” như cho phép mở cửa biên giới tiếp nhận 15 triệu người nhập cư bất hợp pháp, thúc đẩy hợp pháp hóa cần sa trên cả nước, bất chấp ý dân, ưu tiên tài chính cho nước khác, các cố vấn chính trị phương tây thân Bắc Kinh đang đợi để trở thành thành viên nội các của Biden, đủ thứ đủ loại trong suốt hơn 1 tháng vừa qua, đã khiến cho nhiều người hơn nữa có thể thấy rõ nếu Đảng dân chủ cầm quyền, thì họ sẽ dẫn dắt Hoa Kỳ theo hướng các quốc gia đang phát triển.
Người dân Hoa Kỳ muốn giành lại nền dân chủ và pháp trị
Giành lại Hoa Kỳ cần phân thành mấy phương diện, thứ nhất cần giành lại nền chính trị dân chủ bằng pháp trị mà người Hoa Kỳ từng tự hào với thế giới.
Khó khăn đối với ông Trump hiện nay không phải là không có bằng chứng, mà chứng cứ là rất xác thực, then chốt là xã hội Hoa Kỳ đã biến đổi, độ khoan nhượng đối với sự hủ bại, gian lận, lừa gạt trong bầu cử lớn tới mức chưa từng có từ trước tới nay. Nếu là Hoa Kỳ trước thời Obama, thì sự hủ bại của gia đình Biden và gian lận bầu cử quy mô lớn này đã bị truy cứu. Đến nay, các kênh truyền thông chính thống đã đổi trắng thay đen, sự thiên vị về chính trị của hệ thống tư pháp, một số tòa án ở các tiểu bang như California đã phán xử rằng việc thống đốc bang khởi động lệnh khẩn cấp để toàn tiểu bang gửi phiếu bầu qua bưu điện là vi phạm hiến pháp, sau này không được làm vậy nữa, nhưng không thay đổi kết quả bầu cử; Tòa án tiểu bang Pennsylvania phán xử bầu cử qua đường bưu điện là vi phạm hiến pháp, nhưng lại bị tòa án liên bang lấy lý do “Quá thời hạn” để phủ định.
Chứng cứ về gian lận ở Wisconsin vô cùng xác thực, tòa án phán quyết “Chứng cứ của tổng thống không có hiệu lực, vì kéo dài không hợp lý”. Các loại lý do, các lời phán quyết gượng gạo và kỳ lạ đã không phải trường hợp cá biệt, cuối cùng mọi người đều gửi gắm hy vọng vào 9 thẩm phán của tòa án tối cao. Tiểu bang Texas kiện bốn bang Pennsylvania, Michigan, Georgia và Wisconsin vì vi phạm hiến pháp trong cuộc bầu cử, nhận được sự ủng hộ của 17 tổng chưởng lý tiểu bang và hàng trăm nghị sỹ nhưng lại bị tòa án tối cao quyết định “từ chối thụ lý” vào ngày 21/12 với lý do tiểu bang này không có đủ địa vị hiến pháp để khởi kiện. Trong lệnh có viết: “Trong các vấn đề về thực hiện bầu cử ở các bang khác, Texas không chứng minh được lợi ích được công nhận về mặt tư pháp. Tất cả những kiến nghị chưa quyết định khác đều được coi là không có ý nghĩa và sẽ không đáng được xem xét”.
Trong 9 thẩm phán của Tòa án tối cao pháp viện Hoa kỳ, chỉ có hai người là Thomas và Alito đồng ý thụ lý án này, thấp hơn ngưỡng 4 người đồng ý thụ lý, 7 người còn lại không thể trở thành người bảo vệ cuối cùng của chính trị dân chủ, để phe cực tả lần nữa được khuyến khích, khiến người dân Hoa Kỳ thuộc phái bảo thủ vô cùng thất vọng. Tôi từng hy vọng tòa án tối cao sẽ trở thành rào chắn bảo vệ hiến pháp cuối cùng của Hoa Kỳ, tuy nhiên từ thời Obama tới nay đã có sự thay đổi, Cũng như hình thái ý thức hóa cao độ của Ruth Bader Ginsburg, luôn khiến tôi có một linh cảm bất thường. Ngày 13/11/2020, khi ông Samuel Alito đọc diễn văn tại “Hội nghị Federalist Society”, trực giác nói với tôi, ông đang lên tiếng kêu gọi mấy vị đồng liêu khác. Tôi đã nhiều lần tweet đoạn cuối bài phát biểu của ông: “Tự do sống trong trái tim mọi người, nếu tự do trong trái tim mọi người đã chết, thì bất cứ hiến pháp, luật pháp, tòa án nào cũng không thể làm cho nó sống lại được.” Đối với tất cả người dân Hoa Kỳ, đứng lên bảo vệ Hiến pháp và quyền tự do của bản thân là nhiệm vụ gian khổ trước mắt họ.
Người dân Hoa Kỳ muốn giành lại chế độ bầu cử một người một phiếu
Vài thập niên gần đây, sự việc gian lận bầu cử thường xuyên xảy ra ở Hoa Kỳ, từ năm 2017, Tổ chức The Heritage Foundation, đã thiết lập cơ sở dữ liệu về gian lận bầu cử, đến nay, đã thu thập được 1.285 trường hợp cử tri gian lận, chủ yếu là do Đảng Dân Chủ gây nên. Cơ sở dữ liệu này được thiết kế để chứng minh những sơ hở trong hệ thống bầu cử và nhiều cách gian lận khác nhau, nó không bao gồm tất cả các trường hợp gian lận, cơ bản là các trường hợp xác nhận sau khi điều tra hoặc các trường hợp bị tố giác. Tuy nhiên chỉ có gian lận bầu cử năm 2020 là có quy mô lớn và tổng hợp đủ nhiều loại gian lận khác nhau, mới khiến công dân Hoa Kỳ thực sự cảm thấy chế độ một đại cử tri một phiếu bầu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, cuối cùng kêu gọi one citizen one vote (Một công dân một phiếu bầu).
Cuộc bầu cử năm 2020 đã có một số phiên điều trần trình bày bằng chứng gian lận ở các tiểu bang chiến trường, trong đó một số hiện tượng và trường hợp khiến người ta giật mình được đưa vào hai bản điều tra công bố gần đây. Hai bản điều tra này, một bản ra mắt dưới dạng tác phẩm trực quan, là bộ phim tài liệu bom tấn do nhóm điều tra của Epochtimes và NTD phối hợp sản xuất có tên “Điều tra bầu cử Hoa Kỳ 2020 – Ai đang đánh cắp Hoa Kỳ?” do phóng viên Joshua Phillip đã phỏng vấn nhiều “người thổi còi” ở các bang chiến địa, các chuyên gia số liệu và chuyên gia bầu cử tiết lộ những vấn đề khả nghi đằng sau. Là một nhà nghiên cứu quan tâm tới bầu cử của Hoa Kỳ, tôi cho rằng đây sẽ trở thành tác phẩm hàng đầu về vạch trần gian lận bầu cử. Trước mắt, bộ phim có thể khiến người dân bình thường thực sự cảm nhận được tính nghiêm trọng của việc gian lận bầu cử lần này, nhìn thấy Đảng Dân Chủ sâu mọt đang trắng trợn phá hoại chính trị dân chủ của Hoa Kỳ như thế nào.
Một bản nữa là cuộc điều tra thực hiện bởi ông Peter Navarro, cố vấn kinh tế của tòa Bạch Ốc, chuyên gia kinh tế, được trình bày dưới dạng văn bản. Báo cáo có tiêu đề: Gian lận hoàn hảo: sáu bang then chốt vi phạm quy định trong bầu cử Hoa Kỳ (The Immaculate Deception: Six Key Dimensions of Election Irregularities), tổng cộng gồm 36 trang, báo cáo điều tra và phân tích chi tiết về bầu cử năm 2020, phân tích hành vi vi phạm luật bầu cử ở sáu bang chiến trường. Đến nay, báo cáo đã được công khai bởi phía của ông Trump. Ông Navarro chỉ rõ, trong 6 bang xuất hiện gian lận, các hành vi vi phạm áp dụng cùng một chiến lược nhất quán, tổng cộng có 6 mục, trong đó bao gồm gian lận cử tri toàn diện, xử lý phiếu bầu trái quy định, vi phạm điều lệ, vi phạm điều khoản bình đẳng cử trị, máy bỏ phiếu có vi phạm và việc thống kê phiếu bầu hết sức dị thường.
Phim tài liệu và bản báo cáo này thực sự ghi lại chân thực cuộc bầu cử Hoa Kỳ, cuộc bầu cử đã bị giới truyền thông chính thống cố tình “lờ đi”, chỉ cần mọi người muốn nghiên cứu lại cuộc bầu cử 2020 của Hoa Kỳ, thì hai bản điều tra này đều có thể là những văn bản kinh điển không thể bỏ qua. Sự thực mà nó tiết lộ cho thấy, gian lận bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ có thể coi là thành tựu to lớn của công nghệ cao và phương thức gian lận truyền thống trong lịch sử bầu cử thế giới, vượt qua bất cứ cuộc bầu cử nào ở các nước đang phát triển bị Hoa Kỳ chỉ trích.
Người dân Hoa Kỳ muốn đoạt lại quyền lực mềm đã từng tự hào với thế giới
Vào những năm 1980, giáo sư Đại học Harvard John Naisbitt đã đưa ra học thuyết vang bóng một thời về “quyền lực mềm” (soft power), ông cho rằng với tư cách là siêu cường lớn nhất thế giới, không chỉ dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự siêu cường của mình, quan trọng hơn chính là Hoa Kỳ cần có quyền lực mềm để khiến các quốc gia khác đi theo và phục tùng mình – Lực tác động các giá trị quan. Kể từ khi Obama nhậm chức tới nay, đã hợp pháp hóa ma túy, chính trị bản sắc, chính sách chính trị theo hướng xã hội chủ nghĩa, quyền lợi LGBTQ quá tràn lan, áp dụng chính sách dung túng tội nhẹ không phạt cho người da đen, và từ khi những người nắm chính quyền ở các tiểu bang của Đảng Dân Chủ thực hiện gian lận bầu cử đến nay, giá trị quan của Hoa Kỳ đang ngày một xói mòn, giáo dục đại học của Hoa Kỳ và K12 cũng coi nhiệm vụ của mình là giải thích lại lịch sử, phủ định giá trị quan của Hoa Kỳ.
Nhiều năm qua, Hoa Kỳ vẫn luôn tự hào là người thúc đẩy thế giới dân chủ, Trung Quốc từng là mục tiêu mà Hoa Kỳ nhắm đến và cố gắng thông qua cách mạng màu để thay đổi. Nhưng từ khoảng năm 2001 Trung Quốc bắt đầu thâm nhập vào Hoa Kỳ một cách ngang nhiên, cuối cùng phát triển tới mức có thể đồng mưu với thế lực chính trị bên trong Hoa Kỳ, can dự vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ 2020 trên mọi phương diện. Cho dù từ năm 2018 tôi đã lo ngại về việc có thể Hoa Kỳ sẽ trở thành mục tiêu của cách mạng màu trong khi cuộc cách mạng màu mà Hoa Kỳ thực hiện hướng ra nước ngoài vẫn chưa thành công; nhưng khi nó trở thành hiện thực, tôi vẫn không khỏi đau buồn.
Đối diện với sự xã hội chủ nghĩa hóa của châu Âu, Hoa Kỳ vẫn tự hào vì sự độc hành của mình. Nhưng cho dù là trung tâm của châu Âu như Anh Quốc hay Pháp Quốc, thì cũng không có nước nào có đến 28%~30% người dân cừu hận đối với nguồn gốc của văn minh nước mình như là ở Hoa Kỳ, còn cảm thấy phải diệt trừ đi mới thỏa lòng. Từ tháng 5/2020 đến nay, xuất hiện cuộc vận động BLM cùng cướp bóc bạo lực và được tán dương, họ dùng bạo lực phủ định và thanh trừ những giá trị của Hoa Kỳ từ thời lập quốc, thù hận những người có công thành lập Hoa Kỳ. “Tiêu diệt văn hóa” cho thấy rõ, thế hệ thanh niên của phe cánh tả mang theo thái độ thù hận đối với tự do ngôn luận.
Hoa Kỳ vẫn luôn coi việc bảo hộ tài sản tư hữu không thể xâm phạm là cơ sở lập quốc. Nhưng cơ sở lập quốc này lại bị tấn công một cách chưa từng có vào năm 2020. BLM cho rằng tham gia cướp bóc là đoạt lại phần đã mất của mình, kỳ lạ hơn là còn có những tác phẩm thanh minh cho việc cướp bóc. Nữ tác gia Vicky Osterweil ở Philadelphia đã xuất bản một cuốn sách tên là “Chiến lợi phẩm của phòng vệ: Lịch sử bạo loạn”, chính trong lúc sự cướp bóc và bạo loạn của BLM quét qua mấy trăm thành thị của Hoa Kỳ, thì bà ta đưa ra cuốn sách này, và nói rằng cướp bóc là công cụ hữu hiệu để duy trì cách mạng trong hiện thực xã hội. Quan điểm kỳ lạ của nó được kênh truyền thông cánh tả của Hoa Kỳ là NPR, The New Yorker, tờ nguyệt san Đại Tây Dương (The Atlantic) giới thiệu nhiệt tình.
Năm 2024 còn có cơ hội cho Hoa Kỳ không?
Cuộc bầu cử năm 2020 bị đánh cắp, là kết quả của việc các tinh anh chính trị trong cánh tả của Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ, Wall Street, các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia ở thung lũng Silicon, và truyền thông đồng mưu tổ chức mà thành, việc giới tư pháp ngầm thừa nhận cũng hỗ trợ cho họ. Tất cả những gì bị vạch trần trong quá trình đó, không phải là chỉ có mục đích khiến cho Hoa Kỳ, ngọn hải đăng của tự do bị bám bụi, mà là để cho nó sụp đổ rầm rầm. Cứ luôn có người kiến nghị ông Trump rằng, thôi bỏ đi, năm 2024 lại quay lại. Tôi nghĩ, những người giữ cách nghĩ này đã quên mất một điểm: lần này nếu dung túng cho cái chính phủ gian lận đánh cắp cuộc bầu cử đó lên đài, thì người dân Hoa Kỳ sau này sẽ không có quyền bầu cử thực sự nữa. Nếu phiếu bầu có thể thông qua các loại thủ đoạn gian lận mà sản sinh, thì nguyện ý chân thực của người đi bầu không còn quan trọng nữa, tính hợp pháp của chính phủ cũng không còn là đến từ dân ý. Đây chính là nguyên nhân mà sau ngày 3/11, các loại chính sách của “chính phủ Biden” không còn cần xem xét đến dân ý nữa.
Một nửa người dân Hoa Kỳ hoặc nhiều hơn nữa đã có cảm giác khủng hoảng sau tháng 5, và hô hào “lấy lại Hoa Kỳ”, hôm nay sau khi đã trải qua tất cả các việc kể từ tháng 11, bộ phận người dân Hoa Kỳ thanh tỉnh cuối cùng cũng ý thức được rằng cần lấy lại Hoa Kỳ, tiền đề chính là đoạt lại cuộc bầu cử 2020. Trong thư ngỏ gửi TT Trump, các tổ chức dân binh Hoa Kỳ đã biểu đạt một nhận thức: “Thời khắc nguy hiểm mà chúng ta đang đối mặt cũng lớn như nguy hiểm mà tướng Washington phải đối mặt năm 1776, thậm chí còn lớn hơn. Đất nước tự do cộng hòa hiến pháp của chúng ta đang ở vào bên bờ vực nguy cơ sinh tồn. Chúng ta chỉ có một cơ hội cuối cùng để cứu đất nước.”
Thời điểm Quốc hội xác nhận kết quả bầu cử, là thời cơ tốt nhất để triển hiện việc thế lực nước ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống. Khi thời cơ đến, nên đưa chuyên gia đến quốc hội giải thích, đồng thời trình bày hết những chứng cứ đó ra cho công chúng Hoa Kỳ, đại biểu dân ý của hai đảng nên mượn thời cơ này mà đưa ra lựa chọn, người dân Hoa Kỳ cũng nên đưa ra lựa chọn vào thời điểm này.
Đây quả thực là cơ hội cuối cùng để cứu vãn Hoa Kỳ. Nếu một tổng thống đắc cử thông qua cử tri đã chết, hệ thống Dominion, gian lận các lá phiếu gửi qua đường bưu điện, và lên lãnh đạo Hoa Kỳ, thì sợ rằng Hoa Kỳ sẽ rơi vào tình trạng “không còn đường quay lại” mà ông Thomas Sowell đã nói vào ngày 13/7/2020.
Zhu Ying
Minh Minh biên dịch
Xem thêm: