ĐCSTQ đang che dấu tình hình khủng hoảng lương thực?
Những ngày gần đây, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu chủ tịch các tỉnh chịu trách nhiệm về vấn đề lương thực, ra lệnh “lương thực chỉ tăng không giảm”.
Trong hoàn cảnh thảm họa tứ bề đang xảy ra liên tiếp tại đại lục hiện nay, mệnh lệnh bất thường của chính quyền Trung Quốc khiến người ta nghĩ đến một cuộc khủng hoảng lương thực và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang phải đẩy mạnh tích trữ lương thực trên quy mô lớn
Theo tin đưa ngày 27 tháng 7, chính quyền ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc họp về vấn đề lương thực, yêu cầu chủ tịch các tỉnh phải chịu trách nhiệm về vấn đề “an ninh lương thực” tại địa phương và “Chủ tịch các tỉnh có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ lương thực”
Hồ Xuân Hoa, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện ĐCSTQ phát biểu trong cuộc họp, yêu cầu phải “đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, không để xảy ra bất cứ sơ xuất nào, diện tích gieo trồng lương thực và sản lượng chỉ được tăng không giảm”.
Tin tức này đã dấy lên tranh luận trong dân chúng, Trung Quốc đại lục có thể thực sự đang rơi vào khủng hoảng lương thực. Trước đây, ĐCSTQ yêu cầu nông dân phải trồng lúa, thậm chí cải tạo vườn cây, ao cá để trồng lương thực, nếu không sẽ hủy bỏ quyền thầu khoán.
Theo báo cáo của trang mạng kinh tế Trung Quốc ngày 28 tháng 7, Bộ phận đường sắt của Trung Quốc đang mở tuyến đường khai thông để vận chuyển lương thực. Những chiến lược “Bộ phận đường sắt tích cực của quốc gia”, “lương thực từ phía Bắc chuyển xuống phía Nam”, “Tăng cường phối hợp, liên kết với các bộ phận tích trữ ngũ cốc, lương thực”… đều khiến cư dân mạng đồn đoán rằng ĐCSTQ đang tích trữ lương thực trên quy mô lớn.
Ngày 22 tháng 7, Tập Cận Bình tuyên bố tại Cát Lâm: “Cát Lâm nên đặt việc bảo đảm an ninh lương thực ở vị trí quan trọng”, còn gọi đây là niên đại chiến tranh, chỉ cần có Đông Bắc, sẽ có một nền tảng vững chắc.
Ngày 20 tháng 7, trước khi Tập Cận Bình đến tỉnh Cát Lâm, quan chức ĐCSTQ đã chính thức gọi năm nay là “bội thu vụ hè”, khiến cư dân mạng phản ứng giận dữ chỉ trích: “Lũ lụt ở miền nam và hạn hán phía bắc, dịch châu chấu và ôn dịch hoành hành, họ còn dám nói rằng đã có một vụ mùa bội thu?”
Ngay sau khi Tập Cận Bình rời khỏi Cát Lâm, lập tức có tin rằng khu vực này bị hạn hán nghiêm trọng và bị cây độc thâm nhập.
Truyền thông Cát Lâm trích dẫn tin tức từ Khoa Khoa học thực vật của Đại học Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm đang bị cây độc có tên Solanum rostratum (loài thực vật có hoa trong họ Cà) tấn công. Có hàng ngàn hecta Solanum rostratum ở vùng Tùng Nguyên của tỉnh Cát Lâm. Cây này có hại cho cây trồng và động vật.
Dữ liệu từ phòng Thủy lợi tỉnh Cát Lâm vào ngày 27 tháng 7 cho thấy, từ ngày 21 tháng 7 đến nay tại tỉnh không có trận mưa nào, diện tích đất bị hạn hán của tỉnh đã tăng thêm và đang tiếp tục mở rộng. Lượng mưa từ ngày 21 đến 26 tháng 7 thấp hơn 98,3% so với cùng kỳ năm trước.
Một nông dân trồng ngô tại địa phương chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do, do hạn hán, cây ngô anh trồng đã phát triển đến chiều cao ngang eo và chết vì hạn hán, không thể thu hoạch và phải vứt đi. Thân cây ngô cũng không trổ bông, ra bắp. Tình hình phía Nam lũ lụt, phía Bắc hạn hán đến nay vẫn chưa được giải quyết. Cho đến nay Dự án Chuyển nước từ Nam ra Bắc đã không mang lại lợi ích gì cho vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Gần đây, ĐCSTQ đã nhập một lượng lớn ngũ cốc. Theo dữ liệu do Tổng cục Hải quan công bố vào ngày 26 tháng 7, 10,51 triệu tấn đậu nành đã được nhập khẩu từ Brazil vào tháng 6, tăng 18,6% so với tháng 5 và tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kể từ tháng 7, ĐCSTQ đã bất ngờ tăng nhập khẩu đậu nành và ngô của Hoa Kỳ. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tính đến hết ngày 16 tháng 7, Trung Quốc đã lập kỷ lục về nhập khẩu ngô của Hoa Kỳ. Trước đó, Trung Quốc cũng lập kỷ lục mới về nhập khẩu đậu nành từ Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 2019.
Một số cư dân mạng đặt câu hỏi: “Tại sao ĐCSTQ mua nhiều lương thực như thế nếu không thiếu lương thực?”. “Lũ lụt, dịch châu chấu, vụ thu hoạch mùa thu không còn nữa.”
Tác giả: Tôn Vân