Đằng sau thái độ công kích, chỉ trích Hoa Kỳ, Trung Cộng đang lo lắng điều gì?
Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman đã có cuộc họp với phái đoàn Trung Quốc ở Thiên Tân. Trong cuộc họp, Trung Cộng đã tỏ thái độ cực kỳ “cứng rắn” đối với cường quốc số một thế giới – Hoa Kỳ.
Sau khi lên án Hoa Kỳ “làm nhiều điều xấu”, Tạ Phong, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Cộng, đã đề xuất với Hoa Kỳ một “danh sách sửa chữa” và “danh sách các vụ việc trọng điểm”. Bộ trưởng Vương Nghị cũng đề xuất “khóa học bổ sung” và vạch ra “ba dấu gạch đỏ” cho Hoa Kỳ. Còn đại diện Bộ ngoại giao Trung Cộng Triệu Lập Kiên cũng phản đối những hành động của Hoa Kỳ mà Bắc Kinh cho là cản trở sự phát triển của nước này và đề xuất “bốn điểm dừng” với Hoa Kỳ. Ba nhà ngoại giao chiến lang của Trung Cộng đồng tâm hợp lực phát động “lật đổ Mỹ quốc, chặn đứng vòng quay của Trái đất”.
Trên thực tế, những “lời nói sói chiến” này chẳng qua chỉ là thùng rỗng kêu to, phô trương thanh thế. Đằng sau động thái có vẻ rất cứng rắn này, Trung Cộng đang lo lắng một chuyện lớn: cộng đồng quốc tế với Hoa Kỳ dẫn đầu, sẽ truy tìm và truy cứu trách nhiệm về nguồn gốc của “virus Trung Cộng”.
Vì Trung Cộng che giấu dịch bệnh, tung tin giả là không phát hiện “lây nhiễm từ người sang người”, khiến nhiều người mang theo virus bay từ Vũ Hán đến khắp nơi trên thế giới. Hậu quả là ‘virus Trung Cộng’ đã lây lan khắp thế giới. Tính đến ngày 2/8, dịch bệnh đã lây lan sang 192 quốc gia, khiến 198 triệu người mắc bệnh và 4.23 triệu người tử vong. Trong số đó, Hoa Kỳ có 629,000 người tử vong. Đây là thảm họa lớn nhất mà Trung Cộng đã gây ra cho Hoa Kỳ và thậm chí cả nhân loại trong một thế kỷ qua.
Hơn một năm qua, Trung Cộng bằng mọi giá ngăn chặn WHO tiến hành điều tra toàn diện, chuyên sâu và chi tiết về nguồn gốc của virus. Trung Cộng còn tiến hành một loạt các đòn trả đũa chống lại Australia, quốc gia đầu tiên đề xuất tổ chức độc lập cuộc điều tra nguồn gốc của virus.
Tuy nhiên, sinh mạng đáng quý, gây ra cái chết của 4 triệu người lại muốn trốn tội? Điều này hoàn toàn không thể.
20 thông tin quan trọng về truy tìm nguồn gốc virus
Vào ngày 30/3, ngay sau khi WHO báo cáo rằng virus “rất khó” có thể rò rỉ từ phòng thí nghiệm, 14 quốc gia bao gồm cả Hoa Kỳ đã ngay lập tức đưa ra một tuyên bố chung bày tỏ sự nghi ngờ mạnh mẽ đối với kết luận này. Sau đó, nhiều thông tin liên quan đến việc truy tìm nguồn gốc của virus đã được tiết lộ. Bài viết này sắp xếp ngắn gọn 20 điểm quan trọng về chủ đề này.
1. Ngày 26/5, Tổng thống Hoa Kỳ Biden yêu cầu cơ quan tình báo trong vòng 90 ngày phải nộp báo cáo về nguồn gốc của virus cho ông. Tính đến nay chỉ còn 19 ngày.
2. TS.Dasak, một chuyên gia trong phái đoàn điều tra của WHO, được xác nhận là có quan hệ lợi ích với Viện virus học Vũ Hán. Ông đã cộng tác với Viện trong 15 năm và xuất bản hơn 20 bài báo. Liên minh sức khỏe sinh thái (EcoHealth) do ông đứng đầu đã nhận 3.7 triệu USD từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ trợ cấp, trong đó tài trợ 826,300 USD cho Viện virus học Vũ Hán. Theo một bài báo đăng trên tạp chí Nature vào năm 2017, Viện đã sử dụng số tiền tài trợ này để “phân tách khoảng 300 chuỗi coronavirus dơi”.
3. Dasak đã từng đăng tweet rằng Viện Vũ Hán không nuôi dơi sống, nhưng video của chính quyền Trung Cộng đã cho thấy rằng Viện có nuôi dơi sống.
4. Phòng thí nghiệm P4 của Viện virus học Vũ Hán được xây dựng với sự giúp đỡ của Pháp. Tuy nhiên, khi phòng thí nghiệm được hoàn thành, Trung Cộng đã loại bỏ tất cả 50 nhà nghiên cứu người Pháp, họ vốn là những người vốn sẽ tham gia vào nghiên cứu của Viện.
5. Virus dơi Trung Quốc RaTG13 được nhà nghiên cứu của Viện là TS. Thạch Chính Lệ công bố trên tạp chí Nature vào năm ngoái và virus Ra4991 được đề cập trong các luận văn của ba nghiên cứu sinh của Viện vào năm 2014, 2017 và 2019 là một. Tuy nhiên, dữ liệu trình tự gen của chúng lại khác biệt rất nhiều.
6. Bà Thạch Chính Lệ nói rằng ba công nhân ở khu mỏ Vân Nam nơi bà thu thập virus đã chết vì nhiễm trùng nấm. Tuy nhiên, một bài luận văn trong nước và một luận văn của nghiên cứu sinh được hướng dẫn bởi Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc đều nói rằng họ chết vì coronavirus.
7. Các nhà khoa học của Trung Cộng đã phát hiện ra gần 2,000 loại virus mới trong hơn 10 năm qua. Trong khi, các nhà khoa học toàn toàn thế giới phải mất 200 năm mới có thể tiếp cận được số lượng như vậy. Vậy gần 2,000 loại virus mới này có được quản lý an toàn 100% không?
8. Vào năm 2019, Viên Chí Minh, Giám đốc phòng thí nghiệm P4 của Viện, đã xuất bản một bài báo trên tạp chí “An toàn sinh học và bảo đảm an toàn sinh học” nói: “An toàn sinh học trong phòng thí nghiệm đang xuất hiện nguy cơ.”
9. Cựu Giám đốc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, ông Gottlieb, cho biết: “Ở Trung Quốc, trong sáu đợt bùng phát virus SARS-1 được biết đến gần đây nhất, virus đều đến từ phòng thí nghiệm.”
10. Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng, vào tháng 11/2019, ba nhà nghiên cứu từ Viện Vũ Hán xuất hiện các triệu chứng tương tự như COVID-19. Tuy nhiên, Trung Cộng từ chối cung cấp mẫu máu và các chủng virus gốc, v.v.
11. Vào ngày 15/7, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Tôi là một nhà miễn dịch học. Tôi đã làm việc trong phòng thí nghiệm. Các tai nạn trong phòng thí nghiệm cũng thỉnh thoảng xảy ra. Đây là điều bình thường.” Loại trừ khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là quá sớm”.
12. Nếu Viện virus học Vũ Hán hoàn toàn vô tội, tại sao Trung Cộng lại cử chuyên gia phòng thủ vũ khí sinh học, Thiếu tướng Trần Vi tiến hành “kiểm soát quân đội” tại Viện từ ngày 26/1 năm ngoái.
13. Mãi đến ngày 19/1 năm ngoái, Trung Cộng mới xác nhận virus lây truyền từ người sang người. Trong khi bà Trần Vi còn đích thân nói, vaccine đã được đưa vào sản xuất vào 26/2 năm ngoái. Khoảng cách giữa tuyên bố virus lây từ người sang người và tuyên bố sản xuất vaccine chỉ cách nhau 38 ngày. Trong khi đó, Tổng giám đốc WHO Ghebreyesus cho biết trong một cuộc họp báo vào cuối tháng 3 năm ngoái rằng việc phát triển vaccine sẽ mất ít nhất 12 đến 18 tháng. Vậy việc Trung Cộng có thể sản xuất ra vaccine nhanh thần tốc như vậy có đáng ngờ không?
14. Vào ngày 2/6, sau khi công khai 3,200 email riêng tư của TS. Fauci, Cố vấn y tế chính của Tổng thống Hoa Kỳ, những thông tin liên quan đến nguồn gốc của virus và mối quan hệ không rõ ràng giữa ông Fauci với Dasak, Chủ tịch của Ecohealth và Giám đốc CDC Trung Cộng Cao Phúc đều bị lộ.
15. TS. Diêm Lệ Mộng, một nhà virus học người Hồng Kông xin nạn ở Hoa Kỳ, đã xuất bản bài báo thứ ba “Những sai sót từ hai đánh giá không công bằng khẳng định độ khả tín của [giả thuyết] virus Trung Cộng có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Vũ Hán và báo cáo của Diêm”. Bản báo cáo dài gần 70 trang bằng tiếng Anh này đã dùng rất nhiều trang để phơi bày sự mờ ám của một số nhân vật nổi tiếng trong giới khoa học quốc tế, họ đã hợp tác với Trung Cộng và đứng lên bênh vực cho Trung Cộng.
16. Điều đáng chú ý là vào ngày 4/6, các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ tiết lộ rằng “kẻ đào tẩu cấp cao nhất trong lịch sử Trung Quốc” đã hợp tác với Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ trong ba tháng và tiết lộ “chương trình vũ khí sinh học” của Trung Cộng. Sau đó, các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đã tiết lộ thông tin cụ thể hơn, bao gồm nghiên cứu về khả năng gây bệnh ban đầu của virus Trung Cộng, hồ sơ tài chính của các tổ chức và chính phủ tài trợ cho nghiên cứu virus Trung Cộng.
17. Vào ngày 2/8, một báo cáo do Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố rằng có một lượng lớn bằng chứng cho thấy virus COVID-19 đã bị rò rỉ từ Viện virus học Vũ Hán.
18. Vào ngày 27/6, Đài VOA Hoa Kỳ đưa tin rằng nghiên cứu truy tìm nguồn gốc virus do Đại học Kent, các nhà khoa học Úc và Hoa Kỳ thực hiện đã đưa ra ba khám phá mới. Thứ nhất là, Trung Cộng đã phát hiện ra virus COVID-19 sớm hơn 2 tháng so với công bố, thời gian mà virus lây lan ra thế giới có thể là trước khi Vũ Hán bị phong toả. Thứ hai là, virus COVID-19 ngày từ đầu đã cho thấy khả năng thích ứng đáng kinh ngạc với cơ thể con người, và không loại trừ khả năng bị rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Thứ ba là, Trung Cộng đã ra lệnh tiêu hủy các mẫu virus ban đầu và đó được coi là một nỗ lực để che giấu bằng chứng mới về nguồn gốc của virus.
19. WHO kiên quyết truy tìm nguồn gốc của virus. Vào ngày 15/7, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã công bố giai đoạn hai của kế hoạch truy tìm nguồn gốc virus. Giai đoạn này tập trung vào việc “yêu cầu Trung Quốc minh bạch, cởi mở và hợp tác” và đặc biệt yêu cầu Trung Quốc cung cấp “thông tin và dữ liệu nguyên gốc vào khi mới xuất hiện đại dịch ”. Tuy nhiên, Trung Cộng hoàn toàn từ chối yêu cầu của WHO. Mặc dù vậy, ngày 23/7, WHO một lần nữa kêu gọi tất cả các quốc gia cùng hợp tác để điều tra nguồn gốc của virus.
20. Virus COVID-19 đã bắt đầu lây lan trở lại ở Trung Quốc. Tính đến ngày 2/8, nó đã lây lan ra ít nhất 15 tỉnh và 26 thành phố với tổng số 95 khu vực có nguy cơ trung bình và cao trên cả nước. Trong đó, 4 khu vực có nguy cơ cao là Đức Hoành ở Vân Nam, Nam Kinh ở Giang Tô, Dương Châu, Trịnh Châu ở Hà Nam. 31 tỉnh thành trên cả nước đã ban hành thông báo khẩn cấp, yêu cầu người dân “không được rời khỏi tỉnh, thành phố trừ khi cần thiết,” hoặc “hạn chế số lượng người ra khỏi tỉnh và thành phố”, và kiểm soát chặt chẽ việc ra vào của người dân.
Thông tin quan trọng truy cứu trách nhiệm của Trung Cộng
Kể từ tháng 3 năm ngoái đến nay, các cá nhân, đoàn thể, tổ chức và chính phủ ở nhiều quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Ý, Đức, Ai Cập, Ấn Độ, Nigeria, Úc và Trung Quốc, v.v đều đệ đơn kiện Trung Cộng.
Vào ngày 18/5 năm nay, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Missouri Schmidt tuyên bố rằng ông sẽ tiếp tục đệ đơn kiện Viện Virus học Vũ Hán, yêu cầu bị cáo phải chịu trách nhiệm về đại dịch và bồi thường thiệt hại về kinh tế. Đơn kiện cáo buộc bị cáo đã thực hiện “một chiến dịch khủng khiếp gồm lừa dối, che giấu, thất trách và không hợp tác.”
Vào ngày 5/6, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Trump đã kêu gọi tất cả các quốc gia yêu cầu Trung Cộng bồi thường 10 nghìn tỷ USD.
Vào ngày 13/6, Hội nghị thượng đỉnh G7 đã ban hành một thông cáo chung nêu rõ rằng người đứng đầu bảy quốc gia Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Canada cam kết rằng, để đảm bảo tất cả các quốc gia có thể ngăn ngừa, phát hiện, ứng phó và phục hồi tốt hơn sau đại dịch, cần tăng cường tính “minh bạch” và “trách nhiệm giải trình” trong việc điều tra nguồn gốc virus.
Vào ngày 19/6, Nghị sĩ Hoa Kỳ Wagner tuyên bố rằng ông đang thúc đẩy “Đạo luật bồi thường của Mỹ” tại Quốc hội. Nếu được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, Trung Cộng phải chịu trách nhiệm về mặt kinh tế. Các đề xuất cụ thể bao gồm đóng băng tài sản của Trung Cộng tại Hoa Kỳ và thành lập quỹ bồi thường dịch bệnh; hủy bỏ tư cách “nước đang phát triển” của Trung Quốc; không cho phép Trung Quốc nhận các khoản vay của Ngân hàng Thế giới; cấm các quỹ tiết kiệm của Hoa Kỳ đầu tư vào Trung Quốc; áp đặt các hạn chế đi lại đối với Trung Cộng các quan chức và gia đình của họ. và các biện pháp trừng phạt.
Trung Cộng kiên quyết phủ nhận bằng mọi giá
Việc truy tìm nguồn gốc và truy cứu trách nhiệm về virus COVID-19 đối với Trung Cộng nói lên điều gì? Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Phát thanh Truyền hình London vào ngày 31/5, cố vấn của WHO Metzl nói rằng nếu xác thực được virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, Tập Cận Bình có khả năng sẽ rớt đài và thế giới sẽ đòi Trung Cộng bồi thường. Đây sẽ là một đòn tấn công địa chính trị vô cùng lớn đối với Trung Cộng.
Trên thực tế, bất kể virus có bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán hay không, việc Trung Cộng che giấu dịch bệnh, khiến virus lây lan từ Vũ Hán ra khắp thế giới là một sự thật không thể chối cãi. Nếu chứng minh được rằng virus thực sự bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm, không chỉ liên luỵ đến ông Tập Cận Bình, mà toàn thể tập đoàn Trung Cộng cũng phải đối mặt với một cuộc tấn công mang tính huỷ diệt. Về điều này, Trung Cộng đương nhiên nhận thức rất rõ ràng.
Vậy làm sao đây? Trung Cộng tiếp tục dùng những chiêu trò “heo chết không sợ nước sôi”, che giấu được ngày nào hay ngày nấy. Đây chính là tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Trung Cộng đối với việc truy tìm nguồn gốc của virus và truy cứu trách nhiệm.
Từ ngày 31/5 đến ngày 4/6, Tờ Nhân dân Nhật báo vốn là cơ quan ngôn luận của Trung Cộng đã đăng một loạt bài bình luận của ký giả Chung Thanh trong 5 ngày liên tiếp. Các bài lần lượt có tựa đề: Các hành vi lạm dụng làm gián đoạn sự hợp tác chống dịch toàn cầu; Giả thiết có tội; Tôn trọng khoa học mới có thể truy tìm nguồn gốc một cách hiệu quả, Trò hề của CIA gây hại vô tận; Báo cáo dẫn nhập làm tổn hại uy tín của chính nó.
Căn cứ vào nhiều bài bình luận “bên trọng bên khinh” của ký giả Chung Thanh trước đây, người này rất có khả năng là đại diện cho quan điểm của Ban Chấp hành Trung ương Trung Cộng. Tác giả Chung Thanh này hẳn là đang nói lên quan điểm của Trung Cộng: Cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc virus của WHO đã kết thúc; các chuyên gia của WHO gọi rò rỉ trong phòng thí nghiệm là “cực kỳ không thể”, đó là một kết luận không thể nghi ngờ. Trung Cộng cũng không đồng ý, không ủng hộ và không tham gia vào cuộc điều tra mới xác định nguồn gốc virus. Ai chủ trương làm việc này chính là “che giấu ý đồ xấu xa” và “tai hại vô cùng tận”.
Trung Cộng cực lực công kích Hoa Kỳ
Dù Trung Cộng không thể thoát tội. Ngay cả Tổng giám đốc WHO từng nhiều lần nói tốt về Trung Cộng, nay lại một mực khẳng định rằng, Trung Cộng đã không đưa ra dữ liệu gốc trong lần điều tra vừa rồi, do đó không loại trừ khả năng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Ông còn thể hiện thái độ sẽ kiên quyết điều tra đến cùng nguồn gốc của virus. Đáp lại điều này, Trung Cộng không những dùng trăm phương ngàn kế phủ nhận, mà còn chĩa thẳng mũi súng vào Hoa Kỳ, không ngần ngại công kích, gièm pha Hoa Kỳ.
Vào ngày 29/7, Tân Hoa Xã đã đăng một tin tức đặc biệt mang tên “Hoa Kỳ tự xưng là số một, phòng chống dịch thất bại do đâu”. Bài viết nói, “Dù là tổng số ca mắc tích luỹ hay là số ca tử vong, Hoa Kỳ luôn đứng số một thế giới, vượt xa nước đứng thứ hai và trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới trong gần 1,5 năm.”, “Chính xác thì quốc gia lớn số một thế giới này đã làm những gì?”
Bài báo không chút ăn năn, không hề lo lắng việc Trung Cộng đã mặc kệ khiến virus lây lan sang Hoa Kỳ, gây ra cái chết của hơn 600,000 người Hoa Kỳ. Bài báo còn kết luận: “Ngoài bề mặt, (Hoa Kỳ) bất lực trong việc chống dịch”, còn điều then chốt là “Chế độ suốt bao nhiêu năm của (Hoa Kỳ) đã bất lực.” Suy luận ra thì chính là nói chế độ chủ nghĩa tư bản của Hoa Kỳ đã bất lực.
Cuối bài báo có đoạn viết: “Nếu nhà cầm quyền của Hoa Kỳ vẫn không dám đối mặt với thực tế… e rằng dịch bệnh sẽ còn lây lan, vết thương của Hoa Kỳ sẽ không có ngày lành lại”. Theo quan điểm của Trung Cộng, nhà cầm quyền của Hoa Kỳ đã và đang sống trong ảo tưởng, và nếu cứ tiếp tục như vậy, Hoa Kỳ sẽ thực sự hết thuốc chữa.
Từ ngày 30/7 đến ngày 2/8, Tân Hoa Xã liên tiếp đăng loạt bài như súng liên thanh công kích, mỉa mai Hoa Kỳ. Các loạt bài có tên: Lật tẩy dã tâm ẩn chứ trong “hai mẫu hình” của Hoa Kỳ; Trong lịch sử phòng chống dịch bệnh của nhân loại nhất định sẽ có trang về thời kỳ xấu xí của Hoa Kỳ; Truy tìm nguồn gốc của virus COVID cần kịp thời tiêu diệt ‘virus chính trị’; Cảnh giác với “thủ thuật ngôn ngữ của Hoa Kỳ” đằng sau “Hoa Kỳ là số một”.
Vào ngày 17/7, Thời báo China Daily của Trung Cộng đã phát động cư dân mạng tham gia một ký kết chung yêu cầu WHO điều tra Phòng thí nghiệm Virus Fort Detrick ở Hoa Kỳ. Ngày 30/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng Triệu Lập Kiên khẳng định số chữ ký đã vượt quá 20 triệu chữ ký.
Trong hai năm qua, Trung Cộng hết lần này đến lần khác làm trò xuẩn ngốc “tự lấy đá đập chân mình”. Về vấn đề truy tìm nguồn gốc và truy cứu trách nhiệm, Trung Cộng liên tiếp chỉ trích, phê phán nặng nề Hoa Kỳ, nhưng kết quả chắc chắn sẽ phản tác dụng.
Kết luận:
Trả lời phỏng vấn độc quyền của The Times of India vào ngày 29/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken cho biết, Hoa Kỳ tin rằng cách tốt nhất và hiệu quả nhất để tiếp cận được Trung Cộng là hợp tác với các nước có hoàn cảnh tương đồng với Hoa Kỳ.
Hoàn cảnh tương đồng lớn nhất giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác là gì? Đó là phải chịu những thiệt hại tương tự do ‘virus Trung Cộng’ gây ra.
Hành động của Trung Cộng chính là phương pháp điển hình trong việc tự chuốc họa vào thân. Trung Cộng liên tiếp công kích Hoa Kỳ, cuối cùng sẽ nhận lại kết cục là Hoa Kỳ cùng các nước khác đồng tâm hiệp lực tính sổ Trung Cộng.
Do Cao Nghĩa thực hiện
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: