Dân chủ: Niềm hy vọng lớn của Hoa Kỳ hay con ngựa thành Troy của chủ nghĩa cộng sản?
Nhiều thế hệ người Mỹ đã trưởng thành trong lúc luôn được nghe rằng nước Mỹ luôn ủng hộ nền dân chủ và phản đối các hệ tư tưởng phi tự do như chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Nhưng nếu quý vị vào trang web của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, khẩu hiệu mở đầu của họ (tìm phần cuối trang) là “Vì dân chủ.” Hmm … Những người cộng sản có phải là những người tốt – có thể là những người Mỹ thực sự? Không, không phải vậy, nếu như chúng ta hiểu rõ về ý nghĩa của từ “dân chủ” này.
Trong những năm qua, tôi đã gặp nhiều lời tuyên bố của những người Mỹ yêu nước chỉ ra rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ không phải là một nền dân chủ, mà là một nền cộng hòa. Mặc dù đúng về mặt kỹ thuật, nhưng điều này không có gì đặc biệt khai sáng. Đúng vậy, cả Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ đều không đề cập đến “dân chủ,” nhưng thuật ngữ “cộng hòa” quá mơ hồ và chung chung. Bắt nguồn từ các từ tiếng Latinh “dân chúng” và “các vấn đề,” từ “cộng hòa” chung chung có thể chỉ đến bất kỳ chính phủ nào.
Thuật ngữ ưa thích của tôi để mô tả chính thể Hoa Kỳ là Hoa Kỳ là một nước “về bản chất là cộng hòa lập hiến dân chủ, dựa trên quyền cá nhân.” Khái niệm chính là quyền cá nhân. (Tôi xin lỗi những người trong số quý vị công nhận cụm từ “quyền cá nhân” là thừa, nhưng trong thời đại quá bão hòa bởi các học thuyết chủ nghĩa tập thể, nhiều người coi các quyền là thuộc về tập thể hơn là cá nhân, và vì vậy đã xé toang công lý).
Tuyên ngôn bất hủ của ngài Thomas Jefferson đã nêu ra nguyên tắc nhân đạo và cảm hứng nhất về quản trị con người từng nêu rõ: Mục đích chính của một chính phủ và mục đích hợp pháp duy nhất của nó là bảo vệ và duy trì các quyền do Chúa ban cho của các cá nhân.
Hiểu rằng kẻ thù lớn của quyền cá nhân luôn luôn là sức mạnh của chính phủ, những người sáng lập tìm cách ngăn chặn xâm lấn của chính phủ đối với các quyền [cá nhân] bằng cách hạn chế quyền lực của chính phủ liên bang thông qua quy định nghiêm khắc của hiến pháp về các quyền hạn mà nó được liệt kê, và bị giới hạn [đối với chính phủ], đã được nhấn mạnh bởi một Tuyên ngôn Nhân quyền với điểm nhấn kép – là Tu chính án thứ Chín và thứ Mười – nói rõ rằng khi có nghi ngờ, quyền của người dân được ưu tiên trên các quyền lực của chính phủ.
Nền cộng hòa Mỹ đã cung cấp các biện pháp phòng thủ bổ sung để bảo vệ các quyền bằng cách thiết lập một hệ thống chủ nghĩa liên bang phân chia quyền lực giữa chính phủ liên bang và các chính quyền tiểu bang, quận và địa phương khác nhau, đồng thời bằng cách đưa ra các biện pháp kiểm tra và cân bằng khác nhau như phân chia lập pháp, hành pháp, và chức năng tư pháp của chính phủ.
Hệ thống này của Hoa Kỳ không phải là một nền dân chủ theo nghĩa “bất cứ điều gì đa số muốn, thì đa số sẽ nhận được.” Đúng hơn, nó thể hiện một tinh thần dân chủ, được thi hào Mỹ thế kỷ 19 Walt Whitman thể hiện rõ nhất như sau: “… nguyên tắc Dân Chủ… sẽ không cho phép người nào đạt lợi ích bằng giá phải trả của những người láng giềng. … Một quy tắc duy nhất này, được hiểu và áp dụng một cách hợp lý, đủ để tạo thành điểm khởi đầu của tất cả những gì cần thiết trong chính phủ; không đưa ra nhiều luật hơn những luật hữu ích để ngăn chặn một hoặc một nhóm người xâm phạm quyền của những người khác.”
Lưu ý từ khóa: “quyền.” Lý tưởng của Hoa Kỳ về một hệ thống dân chủ luôn là mỗi cá nhân, dù thuộc bên đa số chính trị hay thiểu số, sẽ được bảo đảm về quyền sống, quyền tự do, bảo vệ tài sản, ngôn luận, tín ngưỡng, v.v.
Điều đáng nói ở đây là triết gia vĩ đại Aristotle có quan điểm thấp về dân chủ. Nhà triết học vĩ đại hiểu rằng chính phủ có thể tồn tại ở một trong ba hình thức căn bản: luật của một người, luật của một số người, hoặc luật của nhiều người. Bất kỳ hình thức nào trong ba hình thức đó đều có thể được coi là “chính phủ tốt” nếu nhân dân không bị áp bức, hạnh phúc và thịnh vượng. Tương tự như vậy, ba hình thức đó đều có một phiên bản tham nhũng, tức là “chính quyền tồi,” dẫn đến cuộc sống của người dân bị áp bức, bất an và khốn khổ.
Các hình thức chính phủ tốt của triết gia Aristotle là quân chủ (luật của một người), giai cấp quý tộc (luật của một số người), và chính thể (luật của nhiều người). Các phiên bản suy thoái, rối loạn chức năng tương ứng của ba hình thức đó lần lượt là chuyên chế, thiểu số chính trị và dân chủ.
Theo thuật ngữ của triết gia Aristotle, các nhà lập quốc của Hoa Kỳ mong muốn một chính thể. Tuy nhiên, những người cộng sản khao khát dân chủ theo nghĩa chủ nghĩa đa số thô bạo. Khác xa với việc tôn trọng quyền của cá nhân, những người cộng sản (xem Marx và Lenin) ca ngợi dân chủ như một công cụ để chà đạp quyền của các nhà tư bản, giai cấp tư sản, người giàu, v.v. và tập trung quyền lực vào tay chính phủ.
Chẳng hạn, trong “Tuyên ngôn cộng sản,” ông Marx đã đưa ra lý thuyết bí truyền của mình về quá trình tiến hóa lịch sử tất yếu: từ dân chủ đến chủ nghĩa xã hội rồi đến chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng sản Hoa Kỳ ngày nay lặp lại lời Marx: “Vì dân chủ. Vì sự bình đẳng. Vì chủ nghĩa xã hội.” (Chúng ta sẽ [tạm] bỏ qua chỉ trích về “bình đẳng” của cộng sản trong bài viết này, ngoại trừ việc lưu ý rằng [theo họ] nỗ lực làm cho mọi người bình đẳng là một cuộc chiến chống lại thiên nhiên chỉ có thể thực hiện bằng cách đối xử bất bình đẳng với mọi người. Hãy đọc Kurt Vonnegut, tác phẩm kinh điển của truyện ngắn của Jr. “Harrison Bergeron” để có được hương vị của sự bình đẳng do chính phủ thực thi.)
Những người cộng sản/xã hội chủ nghĩa/tiến bộ coi dân chủ không phải là một sự bảo vệ cho các quyền cá nhân, mà là một bước thiết yếu trên con đường đi đến chế độ nông nô. Họ muốn sử dụng đa số dân chủ để nắm quyền kiểm soát các phương tiện sản xuất (hoặc ít nhất, như ông Lenin, [là nắm quyền] chỉ huy cao độ nếu không phải là tất cả các xí nghiệp cấp cơ sở) và do đó áp đặt chủ nghĩa xã hội.
Đây là lúc quý vị nên nhớ câu nói khôn ngoan, “Về lý thuyết, không có sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành. Trên thực tế, thì lại có.” Sau khi khai thác dân chủ để đạt được chủ nghĩa xã hội, tầm nhìn lý thuyết xã hội chủ nghĩa về một xã hội công bằng và thiên đường của người lao động sẽ không bao giờ thành hiện thực. Ngược lại, thay vì một sự sắp xếp thuận lợi trong đó mọi người đều sở hữu mọi thứ và của cải được chia đều, chủ nghĩa xã hội nhanh chóng thoái hóa thành một chế độ của thiểu số chính trị, trong nhiều trường hợp phát triển thành một chế độ chuyên chế (hãy xem Chương Mười, “Tại sao điều tồi tệ nhất lại được ưu tiên” trong cuốn “Con Đường Tới Chế Độ Nông Nô” (“Road to Serfdom”) của FA Hayek.
Trên thực tế, ai đó vẫn phải đưa ra quyết định về cách thức và số lượng sản xuất cho những mục đích nào. Một số ít các quan chức chính phủ (thường thiếu kiến thức cụ thể hướng dẫn các doanh nhân thành công) cuối cùng phải đưa ra những quyết định đó, với những quyết định chính được đưa ra bởi những người có ảnh hưởng chính trị nhất.
Khi thị trường tư nhân và giá cả điều phối sản xuất bị siết chặt, nền sản xuất xã hội chủ nghĩa trở nên hỗn loạn liên tục và ngày càng xa rời mong muốn của từng công dân. Thay vào đó, hoạt động sản xuất được chuyển sang các mục tiêu của đảng cầm quyền (ví dụ: xe điện và Thỏa thuận môi trường mới). Điều mà những người theo chủ nghĩa xã hội khó nhận ra là những nhà hoạch định kinh tế lỗi lạc nhất trên thế giới không bao giờ có thể biết được những gì một ông Joe Lunchbucket (Người Phát khẩu phần ăn) mong muốn từ ngày này qua ngày khác cũng như ngay bản thân ông Lunchbucket cũng không biết. Không một nhà xã hội chủ nghĩa nào tìm ra cách khắc phục điểm mù “tính toán kinh tế” [của chính phủ] mà Ludwig von Mises đã nêu ra cách đây một thế kỷ.
Đối với quá trình quá độ từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa cộng sản, bản thân ông Marx chưa bao giờ giải thích điều này sẽ xảy ra như thế nào. Ông ấy chỉ đơn giản khẳng định (hẳn không phải là một cách tiếp cận “khoa học”) rằng một khi chủ nghĩa xã hội đạt được một xã hội không tưởng, chính phủ sẽ đơn giản là biến mất và được kế tục bởi một thiên đường cộng sản. Đầu tiên, vì chủ nghĩa xã hội làm nghèo đi, quý vị không thể mong đợi một cách hợp lý về kết quả là một loại thiên đường nào đó. Nhưng vấn đề quan trọng hơn: Với bản chất con người vốn luôn như vậy, quý vị có thể dù trong một giây thực sự tin rằng những người nắm giữ quyền lực to lớn của sự kiểm soát xã hội chủ nghĩa sẽ bỏ đi và từ bỏ quyền kiểm soát đó không? Chúa ơi, ai có thể tin được những câu chuyện cổ tích như vậy?
Đáng buồn thay, có nhiều người Mỹ ngây thơ (và trong một số ít trường hợp là ác ý) ủng hộ mục tiêu nhằm đạt được chủ nghĩa xã hội thông qua dân chủ. Thật vậy, dân chủ—theo nghĩa sử dụng quyền lực đáng sợ của đa số, chứ không phải theo nghĩa bảo vệ quyền của các cá nhân – đó chính là con ngựa thành Troy của cộng sản, được thiết kế để đánh lừa những người Mỹ thiếu hiểu biết.
Nền dân chủ cấp tiến đã ăn mòn nhiều biện pháp bảo vệ thể chế và hiến pháp của nền cộng hòa lập hiến dựa trên nhân quyền của các vị tiền bối Lập quốc. Chúng ta có thể đang tiến đến một điểm giới hạn – một điểm nếu bước qua sẽ không thể quay trở lại khi chế độ dân chủ xóa bỏ các quyền và sẽ không thể tránh khỏi kế hoạch kinh tế tập trung mang tính hủy hoại, bóp nghẹt của chủ nghĩa xã hội. Mấy năm tới đây sẽ cực kỳ quan trọng.
Tác giả Mark Hendrickson, một nhà kinh tế học, gần đây đã nghỉ hưu sau khi là giảng viên của trường Cao đẳng Thành phố Grove, nơi ông vẫn là thành viên của chính sách kinh tế và xã hội tại Viện Niềm tin và Tự do.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết thể hiện quan điểm của The Epoch Times.
Do Mark Hendrickson thực hiện
Chánh Tín biên dịch
Tham khảo bài gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: