Đại xảo ngôn của chủ nghĩa tư bản thức tỉnh
Đầu tư ‘công bằng xã hội’ là một phần trong nghị trình của Đại Tái thiết nhằm chuyển từ chủ nghĩa tư bản vì cổ đông sang chủ nghĩa tư bản vì các bên liên quan
Rõ ràng, “phe cánh tả thức tỉnh” ở Mỹ là một kẻ hâm mộ lớn của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do và đầu tư. Ít nhất, đó là điều mà ông Andrew Petillon của Slate sẽ khiến tất cả chúng ta tin tưởng trong bài báo gần đây của ông ấy, “Cuộc chiến của Đảng Cộng Hòa chống lại Chủ nghĩa Tư bản Thức tỉnh Chỉ Là một Cuộc chiến chống lại Chủ nghĩa tư bản.”
Tuyên bố này không hơn gì — và không kém gì — là một lời nói dối được cấu trúc tốt.
Chủ nghĩa tư bản thức tỉnh và ESG
Một số định nghĩa thuật ngữ theo thứ tự.
Theo The Economist, “Chủ nghĩa Tư bản Thức tỉnh” liên quan đến các chiến dịch công khai thu hút những người thuộc thế hệ thiên niên kỷ, những người thường có quan điểm tự do hơn về mặt xã hội và được cho là ít thông tin hơn về chủ nghĩa tư bản thị trường tự do so với các thế hệ trước.
Cái gọi là “Chủ nghĩa Tư bản Thức tỉnh” đôi khi còn được gọi là “đầu tư ESG”, bản thân nó có nhiều nghĩa khác nhau. Từ viết tắt ESG là viết tắt của “môi trường, xã hội, và quản trị”. Đó là một phân loại hoặc tiêu chuẩn mơ hồ được áp dụng cho các công ty và nhà đầu tư để xác định xem họ có thể có hoặc có thể không, vì thiếu một từ tốt hơn, “thức tỉnh” đến mức độ nào.
Trong nước, ESG là một thước đo cho chủ nghĩa tư bản thức tỉnh. Một số khái niệm chính xung quanh ESG là biến đổi khí hậu, tính bền vững, công nghệ xanh, các nguyên nhân công bằng xã hội như quyền của người lao động, điều kiện làm việc, thay đổi chuẩn mực xã hội, bóc lột người thiểu số, v.v. Ngoài ra còn có khía cạnh của sự giám sát hoặc thúc đẩy những nguyên nhân đó của chính phủ. Xếp hạng ESG của một công ty hoặc nhà đầu tư có thể là yếu tố quyết định việc đầu tư hay thậm chí tẩy chay.
Chủ nghĩa phát xít của chủ nghĩa tư bản vì các bên liên quan
Chủ nghĩa tư bản thức tỉnh bao hàm ý tưởng về “chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan”. Chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan, vốn là điều mà Hội nghị Bàn tròn Kinh doanh và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) kêu gọi, yêu cầu rằng các công ty phải tuân theo đường lối ESG, chứ không nhất thiết là tuân theo các cổ đông tư nhân, mà phải tuân theo các tiêu chuẩn xã hội chủ nghĩa thường không được lựa chọn và các tiêu chuẩn xã hội chủ nghĩa thức tỉnh của họ. Các tiêu chuẩn này bao gồm bình đẳng về kết quả, quyết định tuyển dụng, yêu cầu đa dạng, bình đẳng thu nhập, v.v. Những cổ đông như quý vị và tôi không nằm trong kế hoạch đó.
Rõ ràng, ESG có cả sở thích chính trị và ý thức hệ cánh tả đỏ và cánh tả xanh kết hợp kinh doanh với các nhà hoạch định chính sách của chính phủ, chứ không đơn thuần là lợi ích kinh doanh và cổ đông. Nhân tiện, đó là chủ nghĩa phát xít.
Sự dối trá về chủ nghĩa tư bản thức tỉnh
Trên bình diện quốc tế, ESG xác định và xếp hạng các công ty và nhà đầu tư kinh doanh với các quốc gia được coi là không đúng đắn về mặt chính trị, thiếu các giá trị của ESG, hoặc cả hai. Xếp hạng ESG tiêu cực cũng có thể dẫn đến hình ảnh tiêu cực, thoái vốn, hoặc tẩy chay bởi các nhà đầu tư Wall Street và nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Theo ông Petillon, ESG hay chủ nghĩa tư bản thức tỉnh bằng cách nào đó có liên quan trực tiếp và là một khía cạnh của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. Trên thực tế, ngay từ đầu như một thước đo, việc sử dụng các yếu tố ESG trong phân tích tài chính được coi là bổ sung cho trách nhiệm ủy thác của một công ty đối với các nhà đầu tư và cổ đông.
Nhưng có khẳng định nào trong số này đúng?
Và các tiêu chí ESG có thực sự là một phần của trách nhiệm ủy thác mà một công ty đại chúng phải có đối với cổ đông của mình? Trong một số trường hợp, là chắc chắn. Ví dụ, một số nhà đầu tư không muốn đầu tư vào các công ty sản xuất rượu, thuốc lá hoặc súng. Những nhà đầu tư đó được tự do không đầu tư vào những công ty đó.
Việc áp đặt các tiêu chí của cánh tả cho một công ty có trách nhiệm đối với cổ đông của công ty ấy không giống như chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. Thay vào đó, sự áp đặt này là hành vi được ủy thác bởi những người không được bầu cử. Tất nhiên, có những luật mà tất cả các công ty phải tuân theo, nhưng những luật đó khác nhau tùy theo khu vực pháp lý của tiểu bang và liên bang. ESG tách biệt với cả hai — hoặc ít nhất, chúng đã từng như vậy.
Nhưng đối với những người cánh tả, ESG hay chủ nghĩa tư bản thức tỉnh cũng là chủ nghĩa tư bản đạo đức vì họ tin rằng các công ty nên phải hành xử, đầu tư, và sản xuất những gì mà đám đông thức tỉnh xác định là đúng. Những công ty không tuân thủ phải bị trừng phạt và nếu có thể sẽ bị loại khỏi hoạt động kinh doanh. Khi xu hướng ESG và ảnh hưởng chính trị cấp tiến, nó thực hiện nhiều quyền kiểm soát hơn —hành vi và chính trị—đối với tất cả các công ty, nhà nước, và tư nhân. Đó là mục tiêu cuối cùng cho chủ nghĩa tư bản thức tỉnh.
Chơi chữ kiểu Orwellian là con đường cánh tả
Xem điều gì đang xảy ra với cách chơi chữ?
Cách tiếp cận là thêm từ “chủ nghĩa tư bản” để tăng thêm tính hợp lệ cho nghị trình thức tỉnh, nhưng điều đó thậm chí không đúng chút nào.
Ông Petillon khẳng định, thị trường tự do đang đòi hỏi các công ty đại chúng, và thậm chí cả các công ty tư nhân, phải tuân thủ các yêu cầu của ESG. Ông nói thêm rằng để chống lại việc áp đặt các tiêu chuẩn ESG cho các công ty là chống lại thị trường tự do.
Chỉ có một vấn đề lớn với lập luận thị trường tự do cho ESG. Đòi hỏi ESG không đến từ thị trường tự do. ESG là sản phẩm của Sáng kiến Chương trình Môi trường Liên hợp quốc trong Báo cáo Freshfields hồi tháng 10/2005 .
Phần khôn khéo là một khi ESG được thiết lập như một mục tiêu đạo đức nào đó, thì vấn đề đơn giản là xây dựng sự hỗ trợ cho việc hiện thực hóa điều đó. Sự hỗ trợ đó bao gồm các chính trị gia cánh tả, truyền thông, các tổ chức học thuật, và các tổ chức tài chính toàn cầu trong một nỗ lực phối hợp để biến ESG trở thành một phần của hành vi doanh nghiệp Hoa Kỳ và công khai bôi nhọ những doanh nghiệp không tuân thủ.
Hãy xem quy trình đó hoạt động như thế nào?
Sử dụng truyền thông chính thống, các trường đại học hàng đầu, thiên tả, và các đồng minh xã hội cánh tả công khai khác và thúc đẩy nghị trình thức tỉnh như thể nó là một hiện tượng từ cơ sở, và của thị trường tự do.
Tóm lại, nghị trình đầu tư ESG là một nỗ lực của Liên Hiệp Quốc và WEF, cả hai tổ chức siêu quốc gia, nhằm áp đặt ý chí của họ lên các công ty tư nhân và đại chúng một cách tùy tiện. Mục tiêu là buộc các công ty phải tuân thủ các tiêu chuẩn thức tỉnh của họ, chứ không phải theo luật pháp Hoa Kỳ, để xác định cách các công ty nên hoạt động, nên có chính sách gì, nên kinh doanh với ai, và nên thúc đẩy nghị trình chính trị và xã hội nào trong tổ chức của mình, thậm chí ngay cả những ai mà các công ty này có thể có trong Hội đồng Quản trị của mình.
Quan điểm độc hại này chi phối hầu hết những tư tưởng của cánh tả về việc yêu cầu sự tuân thủ chính trị của doanh nghiệp đối với những mục tiêu không liên quan gì đến thị trường tự do.
Từ chủ nghĩa tư bản cổ đông đến chủ nghĩa tư bản vì các bên liên quan
Nhưng chủ nghĩa tư bản thức tỉnh không thực sự là thị trường tự do hay thậm chí là chủ nghĩa tư bản thực sự. Ông Petillon và những người còn lại của giới thức tỉnh và Đại Tái thiết biết điều này; họ sẽ không thừa nhận điều đó. Tuy nhiên, cuối cùng, chủ nghĩa ấy liên quan đến việc yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn tùy ý đó.
Như CEO Elon Musk của Tesla đã viết trên Twitter: “ESG là một trò lừa đảo. Nó đã được vũ khí hóa bởi những chiến binh công bằng xã hội rởm.”
Tất nhiên, ông Musk đúng.
ESG thực sự là một vũ khí được sử dụng để tấn công quyền tự do của người Mỹ, nền kinh tế tư bản truyền thống của Mỹ và hàng triệu doanh nghiệp lớn và nhỏ của nó. ESG cần phải bị phá hủy trước khi nó tiêu diệt chúng ta.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông James R. Gorrie là tác giả của “The China Crisis” (“Cuộc Khủng Hoảng Trung Quốc”, NXB Wiley, 2013) và viết trên blog của mình, TheBananaRepublican.com. Ông hiện đang sinh sống tại Nam California.