Đại Phật rửa chân thiên hạ loạn, dự ngôn Lưu Bá Ôn đưa ra lời chỉ dẫn
Có một bức tượng Phật ngồi tại Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Kể từ khi xây dựng vào thời nhà Đường, bức tượng đã có lịch sử hơn một nghìn năm rồi. Người dân địa phương có câu rằng: “Nếu Đại Phật rửa chân, Lạc Sơn không ngủ được”, lại nói: “Đại Phật rửa chân thiên hạ loạn”. Sự việc xảy ra khiến nhiều người lo lắng: Phải chăng thiên hạ sắp đại nạn?
Sáng ngày 18/8/2020, lũ lụt dâng lên cao tới bãi đá của Lạc Sơn Đại Phật, ngập lên các ngón chân tượng, kể từ năm 1949 đến nay đây là lần đầu tiên xảy ra sự việc này. Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949, Đại Phật Di Lặc tại Lạc Sơn từng nhiều lần hiển linh dị tượng, vì vậy câu tục ngữ “Đại Phật rửa chân thiên hạ loạn” đặc biệt thu hút sự chú ý của công chúng.
Tên đầy đủ của bức tượng Phật là Gia Châu Lăng Vân Tự Đại Di Lặc Thạch Tượng, còn được gọi là Lăng Vân Đại Phật, hay Gia Châu Đại Phật, tọa lạc tại phía tây đỉnh Tê Hà, núi Lăng Vân, nằm tại chỗ giao nhau của ba con sông là Mân Giang, Đại Đô, và Thanh Y. Bàn chân tượng Phật đặt trên ba con sông lớn, sau lưng là đỉnh núi Lăng Vân, nhìn ra xa là núi Nga Mi, nhìn gần là Lạc Sơn, uy nghiêm trang trọng. Tượng Phật ngồi Di Lặc cao 71 mét, là tượng Phật đá cao nhất thế giới. Có câu nói: “Sơn thị nhất tọa Phật, Phật thị nhất tọa sơn” (Núi là một tượng Phật và tượng Phật là một tòa núi). Khi bức tượng lần đầu tiên được xây dựng, chùa Lăng Vân có một tòa lầu cao 13 tầng tên là Thiên Ninh Các, sau đó ngôi chùa nhiều lần bị phá hủy bởi chiến tranh, lầu các bảo hộ Đại Phật cũng bị hủy hoại.
Người khởi công xây dựng là hòa thượng Hải Thông của chùa Lăng Vân sống vào triều đại nhà Đường. Lúc ấy, dưới chân núi là nơi hội tụ của ba con sông, dòng nước chảy thẳng đứng thường đập vào vách núi, nước chảy xiết vô cùng hiểm ác, thuyền bè qua lại nơi đây thường bị lật gây nên nhiều tai nạn thảm khốc. Chứng kiến cảnh tượng đau lòng ấy, hòa thượng Hải Thông phát nguyện tạc bức tượng Phật tại đây để trấn áp sóng dữ, bảo hộ chúng sinh. Chỉ dựa vào một niệm đại thiện này mà hòa thượng Hải Thông đã phải vân du hóa duyên trong 20 năm, cuối cùng mới quyên góp được một khoản kinh phí và bắt đầu tạc tượng Phật vào đầu năm Khai Nguyên. Khi hòa thượng Hải Thông viên tịch thì công trình cũng tạm dừng, sau đó tiết độ sứ Kiến Nam là Trương Cừu Kiêm Quỳnh và tiết độ sứ Tây Xuyên là Vi Cao đã quyên góp tiền, ba người tiếp nối xây dựng công trình dang dở này trong khoảng 90 năm. Cuối cùng, vào năm Trinh Nguyên thứ 19 (năm 803 sau Công Nguyên) bức tượng Phật đã được hoàn thành.
Đại Phật nhắm mắt lệ rơi
Sau năm 1949, Đại Phật Lạc Sơn đã nhiều lần nhắm mắt rơi lệ, triển hiện Thần tích. Mỗi khi Đại Phật rơi nước mắt đều là khi Trung Quốc gặp phải đại họa, nhưng ĐCSTQ một tay che trời đã lấy cớ “thiên tai” để che đậy tội lỗi của mình.
Lần đầu tiên: Năm 1962 – giai đoạn cuối của nạn đói ba năm
Từ năm 1959 đến 1962, Trung Quốc xảy ra “nạn đói ba năm”. Thảm họa vốn do con người tạo ra nhưng ĐCSTQ lại đổ cho ông Trời, nói rằng đây là “thảm họa tự nhiên kéo dài ba năm”. Do chính sách sai lầm của Mao Trạch Đông là đại nhảy vọt, công xã nhân dân và đường lối chung, gọi tắt là “Ba lá cờ đỏ”, ĐCSTQ ép nông dân bỏ ruộng đất để đi luyện sắt khiến họ không thể trồng trọt, cùng lúc ấy lại xây dựng công xã khiến người dân không còn động lực sản xuất. Kết quả là Trung Quốc dù mưa thuận gió hoà nhưng lại xảy ra nạn đói suốt ba năm, khiến 30-40 triệu người thiệt mạng, chỉ riêng ở Tứ Xuyên đã có gần 10 triệu người chết đói. Thi thể không được an táng, có nhiều thi thể quấn trong chiếu rơm bị ném xuống sông, chảy xuôi theo dòng nước, ngang qua chỗ tượng Phật ngồi. Năm 1962, tượng Phật nghìn năm tuổi đã nhắm mắt lại và rơi lệ.
Năm đó bức ảnh Lạc Sơn Đại Phật với đôi mắt nhắm nghiền và đẫm lệ được trưng bày trong Bảo tàng Di tích Lịch sử Lạc Sơn Đại Phật. Sau đó, đôi mắt của Đại Phật đã được tu sửa lại.
Lần thứ hai: Năm 1963 – đêm trước cơn bão táp của Cách mạng Văn hoá
Vào năm tiếp theo, năm 1963, tượng Phật lại nhắm mắt rơi lệ. Trong năm này, khi thảm họa nạn đói vẫn chưa kịp hồi phục thì lại kéo theo một đợt tai hoạ khác. Mao Trạch Đông, người phải chịu trách nhiệm về chính sách “Ba lá cờ đỏ”, đã phát động phong trào “tạo Thần” vào năm 1963. Mao Trạch Đông muốn nâng mình lên cao đến vị trí của Thần nên đã khởi động một cuộc phản công chống lại doanh trại địch. Làn sóng phong trào này là công tác chuẩn bị cho cơn bão đấu tranh theo sau Đại Cách mạng Văn hóa. Đại Cách mạng Văn hóa kéo dài 10 năm từ 1966 đến 1976 đã chấn chỉnh 100 triệu người và giết chết 20 triệu người.
Sau khi Đại Phật Lạc Sơn nhắm mắt rơi lệ vào năm 1963, các nhà chức trách đã sợ hãi và chi ra 40 triệu nhân dân tệ để làm sạch tượng Phật, nhưng vẫn không thể rửa sạch những vết ngấn nước trên khóe mắt. Quả vậy, phương pháp của con người không thể rửa sạch được hàng nước mắt thương xót trên tượng Phật.
Lần thứ ba: Sau trận động đất ở Đường Sơn năm 1976
Lần thứ ba Đại Phật Lạc Sơn nhắm mắt rơi lệ là sau trận động đất Đường Sơn năm 1976. Người dân địa phương kể lại rằng Đại Phật không chỉ khóc mà còn hiện rõ sắc mặt phẫn nộ. Sự bi thương của Phật là đối ứng với động đất Đường Sơn – trận động đất đã khiến rất nhiều người thiệt mạng.
Cuốn “Lịch sử Trung Quốc cận đại” của Từ Trung Ước đã chỉ ra con số thương vong trong trận động đất ở Đường Sơn: “Một báo cáo bí mật của chính phủ thống kê có 655.237 người chết và 779.000 người bị thương”, nhưng tổng số thương vong là 1,43 triệu người, vượt xa số liệu chính thức của ĐCSTQ. Huyện Thanh Long nhờ có sự chuẩn bị trước nên không có ai thiệt mạng, đây là bằng chứng cho thấy số lượng thương vong đáng lẽ đã có thể được giảm thiểu.
Vào thời điểm đó, một lượng lớn tài liệu dự đoán động đất đã được gửi đến các nhà lãnh đạo cấp cao, nhưng lúc đó ĐCSTQ đang bận rộn với chiến dịch “phản công, đảo ngược các phán quyết của phe cánh hữu”. Do người dự báo động đất gặp liên lụy nên bộ tài liệu cũng bị xem nhẹ và chính trị hoá, khiến tài liệu không được công bố. Ngoài ra, thành phố mỏ than Đường Sơn có dân số đông và mật độ cao, ĐCSTQ chỉ theo đuổi năng lực sản xuất nên không quan tâm đúng mức đến tính năng chống động đất của các tòa kiến trúc, thậm chí còn hạ thấp tiêu chuẩn phòng chống động đất. Sự an toàn của thành phố đã bị hy sinh bởi chính sách phát triển kinh tế của ĐCSTQ, từ đó mà chôn vùi mầm mống đại họa này [1].
Đại Phật phẫn nộ trước thảm họa, phải chăng là vì ĐCSTQ tranh giành quyền lực mà coi mạng người như cỏ rác? Đồng thời, Đại Phật cũng vì thương xót cho những người vô tội chịu nạn, bởi thế mà rơi lệ?
“Đại Phật rửa chân, thiên hạ loạn”
Theo tục ngữ dân gian ở Tứ Xuyên, khi Đại Phật “rửa chân” thì thiên hạ hỗn loạn. Ngay từ đầu năm 2020, tại Trung Quốc đã xuất hiện nhiều thảm họa và dị tượng: bệnh dịch, nhiều mặt trời đồng thời xuất hiện, nạn châu chấu, mưa đá có hình dạng giống như coronavirus ở Vũ Hán, tuyết rơi giữa mùa hè, động đất, cá nhảy lên bờ và lũ lụt… Cho đến nay, các thiên tai thảm họa vẫn chưa có dấu hiệu tan biến.
Ngày nay tại Trung Quốc, nhân tâm bại hoại, lòng người lang sói còn hơn cả mãnh thú, các học viên Pháp Luân Công sống theo “Chân, Thiện, Nhẫn” nhưng lại bị bức hại, người tốt bị vùi dập, kẻ xấu lại được tôn thờ. Một Trung Quốc rối ren và bại hoại, liệu còn có hy vọng hay không? Hy vọng ở nơi đâu? Đại Phật Di Lặc có chỉ dẫn nào cho hậu thế hay không?
Dự ngôn “Thiêu Bính Ca” đã mở ra con đường hy vọng
Vào thời đầu nhà Minh, nhà tiên tri Lưu Bá Ôn đã để lại rất nhiều dự ngôn về vận mệnh của nhân loại, trong đó có “Thiêu Bính Ca”. Điều trùng hợp là dự ngôn này lại có liên hệ với Phật Di Lặc. “Thiêu Bính Ca” lấy phương thức hỏi đáp giữa hoàng đế và cận thần Lưu Bá Ôn để tiết lộ thiên cơ một cách ẩn ý. Dưới đây là đoạn dự ngôn có liên quan:
Hoàng đế hỏi: Thời kỳ mạt Pháp ai sẽ truyền Đại Đạo?
Bá Ôn đáp: Thần xin lấy bài thơ làm chứng:
“Bất tướng tăng lai bất tướng đạo,
Đầu đới tứ lượng dương nhung mạo,
Chân phật bất tại tự viện nội,
Tha chưởng di lặc nguyên đầu giáo.”
Dịch nghĩa:
Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo,
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng.
Chân Phật không ở trong tự viện,
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.
Giải nghĩa:
Vào thời kỳ mạt Pháp, người thuyết giảng Đại Đạo không phải là tăng nhân hay Đạo sĩ, mà xuất hiện như một bách tính bình thường. Ngài chính là vị Phật Di Lặc tương lai mà Đức Thích Ca Mâu Ni năm xưa đã tiên đoán. Ở đây, “nguyên đầu giáo” là nguồn gốc ban đầu của vạn Pháp, là căn bản của hết thảy. Vậy nên có thể nói, điều Ngài giảng ra chính là cội nguồn của vạn Pháp, là Đại Đạo căn bản của vũ trụ.
Một đệ tử của Thích Ca Mâu Ni là Phổ Hiền Bồ Tát đã nhiều lần đề cập rằng, vào thời kỳ mạt Pháp, Phật Di Lặc sẽ giáng sinh để xoay chuyển Pháp Luân. “Trong tương lai, thọ mệnh lâu dài của con người là tám vạn tuổi, khi con người có một vị Phật, tên là Di Lặc Như Lai” (A Hàm Kinh – Vương Tương Ứng Phẩm – Thuyết Bản Kinh).
Nếu kết hợp “Di Lặc Như Lai” mà Phổ Hiền Bồ Tát nói đến với gợi ý của câu thơ “Chân Phật không ở trong tự viện, ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo” trong Thiêu Bính Ca, thì có thể thấy, vị chân Phật không ở trong sân chùa nội viện, mà được sinh ra ở chốn dân gian. Nhờ hồng ân đại đức của Ngài mà nhân loại sẽ được sống trong Phật ân hạo đãng, thọ mệnh lâu dài khắp nhân gian.
Lời Kết
Nếu những kỳ tích và dị tượng trên bức Lạc Sơn Đại Phật Di Lặc là khải thị của Thần cấp cho con người, thì dự ngôn “Thiêu Bính Ca” của nhà tiên tri Lưu Bá Ôn đã tiết lộ về thân thế của vị Phật sẽ cứu độ chúng sinh thời mạt thế. Đại Pháp sẽ mở ra Thần tích trong ôn dịch, chỉ cần chúng sinh thành tâm cầu nguyện thì sẽ được Thần Phật chỉ dẫn con đường cứu độ qua nạn đại. Phật ân hạo đãng, sự khổ tâm an bài từ xa xưa chính là lưu lại cho con người hôm nay cơ duyên từ vạn cổ.
Chú Thích:
[1] Năm 1957, Quốc vụ viện (Hội đồng Nhà nước) đã từng ban hành lệnh, yêu cầu hạ thấp tiêu chuẩn phòng chống động đất của các tòa nhà mới xây, Đường Sơn là nơi ban đầu có cường độ động đất 8 độ richter, bị sửa lại thành 6 độ richter trở thành nơi không cần phòng chống động đất. Thế là, chỉ vì phát triển kinh tế mà hy sinh sự an toàn của cả thành phố Đường Sơn để rồi chôn vùi những nguy cơ tiềm ẩn to lớn trong xã hội.
[2] “Thiêu Bính Ca” (trích lục)
Hoàng đế nói: Nhà Thanh đã tận, ngươi có thể nói rõ, làm sao cho thế hệ tương lai nhìn thấy.
Bá Ôn đáp: Thần không dám nói quá rõ, hải quân chưa mở đó là Đại Thanh, khai mở hải quân tức động binh đao, nếu như việc vận chuyển được mở lại, tức là Lão Thủy sẽ trở về Kinh.
Hoàng đế hỏi: Lão thủy là gì?
Bá Ôn đáp: Hữu hữu hữu (có rất nhiều môn phái khí công, đạo sĩ), hội của chúng đạo (vào thời điểm khí công phát triển thành cao trào nên được gọi là “hội của chúng đạo”) sẽ được hướng dẫn tiến nhập vào tu hành, đại biến tiểu, lão chuyển thiếu (khiến cơ thể con người quay trở về thời thiếu niên, đây chính là đặc điểm của công pháp tính mệnh song tu), hoà thượng yêu cầu mỹ nữ, quả thật là trò đùa nực cười, đến thời phụ nữ gả cho tăng nhân.