Đài Loan đề nghị thắt chặt luật để chống lại hành vi gián điệp công nghệ của Bắc Kinh
Đài Loan đang tìm cách thắt chặt luật bí mật thương mại của mình để ngăn không cho Trung Quốc đánh cắp công nghệ trọng yếu, nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hàng đầu cho biết hôm 29/09. Hành động này trừng phạt những nỗ lực gián điệp dài hạn của Bắc Kinh đối với hòn đảo tự trị này.
Hội đồng Các vấn đề Đại lục (MAC) đang đề nghị sửa đổi bộ luật hiện hành quản lý các mối liên hệ với Trung Quốc vốn quy định bất kể nhân viên kỹ thuật nào nhận tiền của chính phủ đều phải xin phép trước khi đến Trung Quốc, theo một tuyên bố hôm thứ Tư (29/09).
Sửa đổi này nhằm bảo vệ cho “công nghệ cốt lõi quốc gia” khỏi hoạt động gián điệp công nghiệp do Bắc Kinh hậu thuẫn. Những cá nhân nào vi phạm luật này đều sẽ bị phạt tới 360,555 USD.
Đài Loan là mái nhà của một số nhà xưởng chất bán dẫn tiên tiến nhất cũng như có quy mô lớn nhất trên thế giới.
Ngày nay, dù là máy giặt, thiết bị điện tử cho đến chiến đấu cơ, và hàng triệu sản phẩm đều đang phụ thuộc vào vi mạch điện tử (microchip) của máy điện toán, còn được gọi là chất bán dẫn, để cung cấp năng lượng cho thiết bị điện tử.
Tình trạng thiếu hụt trường kỳ về vi mạch bán dẫn máy điện toán trên toàn cầu trong đại dịch COVID-19 đã làm nổi bật tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược của quốc gia độc lập trên thực tế này trong việc sản xuất vi mạch bán dẫn.
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là của riêng mình và hứa sử dụng vũ lực nếu cần thiết.
Sự hung hăng của Bắc Kinh không chỉ giới hạn ở các cuộc điều động [quân sự] và cưỡng ép kinh tế, mà còn bao gồm cả việc mua lại công nghệ sản xuất vi mạch bán dẫn hàng đầu thế giới từ Đài Loan.
Trong khi Đài Loan đang thống trị ngành sản xuất chất bán dẫn thì Trung Quốc lại phụ thuộc rất nhiều vào vi mạch bán dẫn được nhập cảng từ ngoại quốc.
Hội đồng Các vấn đề Đại lục cho biết trong một tuyên bố rằng: “Các vụ việc Trung Quốc cố gắng đánh cắp công nghệ công nghiệp của Đài Loan xảy ra thường xuyên.”
Các nguồn tin cũng cho biết, với mức lương cao gấp 5 lần, cùng các chuyến về du lịch thăm nhà hàng năm miễn phí, và phụ cấp lớn cho nhà ở là những gì mà các công ty quốc doanh Trung Quốc có thể mời chào để thu hút nhân tài công nghệ của Đài Loan.
Các vụ việc đã xuất hiện vào năm 2014 và gia tăng vào năm 2018 khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang. Các kỹ sư tại xưởng đúc vi mạch bán dẫn Đài Loan đã đánh cắp công nghệ với ý đồ cung cấp cho Trung Quốc đại lục, và nhiều thứ khác nữa để chuyển về Trung Quốc, điều này đã trở thành mối quan tâm lớn đối với các công ty công nghệ Đài Loan.
Hồi tháng 08/2018, một nhà sản xuất vi mạch bán dẫn DRAM (bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên động) của Đài Loan đã lọt mất 48 chuyên gia cao cấp của mình vào tay Trung Quốc trong vòng chưa đầy hai năm, theo Cơ quan Thông tấn Trung ương của Đài Loan.
DRAM là những ô nhớ bán dẫn trong các sản phẩm kỹ thuật số dùng để lưu trữ dữ liệu.
Tháng Tư năm nay, các nhà lập pháp của Đảng cầm quyền ở Đài Loan đã đề nghị sửa đổi luật bí mật thương mại để mở rộng phạm vi của những gì được coi như một điều bí mật, đồng thời cũng tăng cường các hình phạt.
Theo tuyên bố hôm thứ Tư (29/09), hội đồng này cho biết họ sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bộ công nghệ và sửa đổi thêm các quy định.
Quốc hội Đài Loan sẽ cần thông qua những sửa đổi này.
Bà Rita Li là một phóng viên của The Epoch Times, tập trung vào các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Bà bắt đầu viết cho ấn bản Hoa ngữ vào năm 2018.
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: