Đại chiến tình báo: Trung Cộng đánh cắp dữ liệu để xác định đặc vụ Hoa Kỳ
Cuối tháng 12/2020, tạp chí Foreign Police đã xuất bản báo cáo điều tra trường biên về dữ liệu toàn cầu của cơ quan tình báo Hoa Kỳ và Trung Quốc trong mười năm gần đây. Báo cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn rộng rãi đối với hơn 30 quan chức tình báo Hoa Kỳ và an ninh quốc gia đương nhiệm và tiền nhiệm.
Báo cáo được chia làm 3 phần:
- Phần thứ nhất: Trung Cộng đánh cắp dữ liệu để xác định nhân viên tình báo Hoa Kỳ
- Phần thứ hai: các cơ quan tình báo Hoa Kỳ thời TT Obama đã đấu tranh như thế nào trong quá trình Tập Cận Bình củng cố quyền lực.
- Phần thứ ba: hoạt động cơ quan tình báo dưới thời TT Trump và sự hợp tác ngày càng gia tăng giữa tình báo Trung Cộng với những đại công ty công nghệ.
Bài viết này giới thiệu phần thứ nhất: Trung Cộng đánh cắp dữ liệu để xác định nhân viên tình báo Hoa Kỳ.
Khoảng năm 2013, cơ quan tình báo Hoa Kỳ chú ý tới một vấn đề gây chấn động, đó là các điệp viên ngầm của CIA được phái tới Châu Phi và Châu Âu trong một thời gian ngắn đã bị cơ quan tình báo Trung Cộng phát hiện. Vấn đề xuất hiện ở đâu? Sự tình này có thể phải tra cứu lại từ 20 năm trước. Một cựu quan chức cao cấp an ninh quốc gia cho biết, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã va chạm lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu. Nó đã mở ra một chiếc hộp mang tính toàn cầu “Pandora box.”
CIA lợi dụng sự hủ bại tham nhũng của Trung Cộng để chiêu mộ điệp viên tình báo tại Trung Quốc
Từ năm 2000-2010, cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA lợi dụng hệ thống quan chức hủ bại tham nhũng của Trung Cộng để phát triển mạng lưới điệp viên tình báo tại Trung Quốc. Năm 2000, thu nhập chính thức của các quan chức Trung Cộng không cao, ước chừng mỗi tháng không tới 2,000 nhân dân tệ (NDT). Tuy nhiên, thu nhập từ mức lương không chính thức lại vượt quá mức lương chính thức rất nhiều lần. Khi đó, một cá nhân quan chức nào không tham nhũng thì bị đồng nghiệp coi là người ngốc, có tiền cái gì cũng có thể mua được, trong khi cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA lại có rất nhiều tiền.
Vào những năm 2000, CIA trả tiền cho các điệp viên tình báo và người cung cấp thông tin tương đối hậu hĩnh. Nếu họ là một điệp viên cao cấp nhất trong các cơ sở ngoại giao của một vài quốc gia như Trung Quốc, Nga, Iran hay Bắc Hàn thì một năm họ có thể kiếm được một triệu nhân dân tệ (NDT). Loại thù lao này có thể chi trả qua nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, có thể trả bằng cách đóng tiền học phí hay đưa tiền sinh hoạt cho con của các quan chức này khi đang học tập tại nước ngoài.
Việc CIA thành công trong việc chiêu mộ này khiến cho Bắc Kinh cảnh giác. Một vị cựu quan chức tình báo cao cấp nhớ lại rằng, “bọn họ (Trung Cộng) bắt buộc phải nhìn ra vấn đề của chính mình, mà sai lầm của chúng ta là đã trợ giúp cho họ nhìn ra vấn đề của chính họ”. Các cấp lãnh đạo của Trung Cộng cũng ý thức được rằng nếu không kiểm soát được nạn hủ bại tham nhũng thì không chỉ đe dọa tới sự tồn vong của Trung Cộng, mà nó còn đe dọa nghiêm trọng đến vấn đề phản gián, tạo cơ hội cho các cơ quan tình báo của đối phương như CIA. Theo lời bí thư Trung Cộng lúc bấy giờ ông Hồ Cẩm Đào nói trong đại hội đảng năm 2012: “Nếu chúng ta không thể giải quyết tốt vấn nạn tham nhũng này, điều đó sẽ khiến… thậm chí sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Đảng cộng sản.”
Cuối năm 2012, ông Tập Cận Bình tuyên bố chiến dịch chống tham nhũng mới, chiến dịch này nhằm củng cố quyền lực nhưng cũng liên quan tới hành động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA. Cựu quan chức tình báo Hoa Kỳ nói rằng, trước khi bị ông Tập Cận Bình thanh trừng, thì những tham nhũng nhỏ tại Bộ An ninh quốc gia xuất hiện ở khắp nơi. Những gián điệp tình báo Trung Cộng đôi khi chuyển tiền từ các cơ sở hoạt động vào các “cơ sở” của riêng họ. Các nhân viên tình báo mạng của chính quyền Trung Cộng đôi khi kiêm cả việc làm tội phạm mạng, sau đó chia “chiến lợi phẩm” cho cấp trên của họ ở cơ quan tình báo. Tuy nhiên, dưới sự thanh trừng của ông Tập Cận Bình, những việc này ngày càng khó tiếp tục duy trì.
Bắc Kinh nhổ tận gốc mạng lưới tình báo CIA
Năm 2010, Trung Cộng phát hiện ra mạng lưới tình báo Hoa Kỳ CIA trải rộng khắp trong quân đội và các nơi khác. Các quan chức tình báo Trung Cộng bắt đầu lợi dụng sơ hở của điệp viên tình báo CIA khi bí mật gửi các tin tức qua lại (sơ hở đầu tiên bị phát hiện tại Iran, và rất có thể là Tehran đã tiết lộ cho Bắc Kinh) từ năm 2010-2012. Mạng lưới tình báo CIA tại Trung Quốc bị nhổ tận gốc một cách vô tình, Trung Cộng giam giữ và giết hại hơn 10 người.
Theo hai cựu quan chức CIA nhớ lại, vào khoảng năm 2010, bộ phận an ninh quốc gia Trung Cộng đã lập kế hoạch tình báo du lịch phức tạp, mở rộng cơ sở dữ liệu để theo dõi các chuyến bay và danh sách hành khách, “chúng tôi đã vô cùng cẩn thận nghiên cứu và các gián điệp Trung Cộng đang tích cực lợi dụng kế hoạch này để tiến hành hoạt động phản gián và đẩy mạnh hoạt động tình báo”. Có thể khẳng định, trước khi phát hiện hành động của Cơ quan tình báo Hoa Kỳ, thì Trung Cộng đã đánh cắp một số lượng lớn dữ liệu.
Tuy nhiên, những biến động từ năm 2010-2012 đã khiến cho chính quyền Bắc Kinh theo đuổi những mục tiêu lớn hơn và nhiều rủi ro hơn, hơn nữa họ còn thực hiện việc tổng hợp lại số lượng lớn cơ sở hạ tầng thông tin đánh cắp được. Cũng trong thời gian này, cơ quan tình báo Trung Cộng từ chỉ có thể lấy cắp lượng lớn dữ liệu đã nhanh chóng sàng lọc những thông tin hữu ích. Các quan chức Hoa Kỳ cũng nhận thức thấy vấn đề này, các cơ quan tình báo Trung Cộng phần lớn đều thiết lập gần với các trung tâm xử lý dữ liệu và ngôn ngữ. Chính những khả năng này đã giúp cho Trung Cộng thành công xâm nhập vào ban quản lý nhân sự Hoa Kỳ (OPM) tạo thành những ảnh hưởng vô cùng đáng sợ.
Nhân viên CIA được phái đến Châu Phi và Châu Âu nhanh chóng bị phát hiện
Trong khoảng năm 2013, cơ quan tình báo Hoa Kỳ chú ý tới một vấn đề gây chấn động, các nhân viên cơ quan tình báo CIA ngầm được cử đến Châu Phi và Châu Âu trong khoảng thời gian ngắn đã bị cơ quan tình báo Trung Cộng phát hiện ra, có khi thậm chí là nhân viên tình báo CIA vừa mới qua khâu tra hộ chiếu thì đã bắt đầu bị tình báo Trung Cộng giám sát. Thậm chí Trung Cộng còn công khai hành vi giám sát của mình mà không chút nào che giấu, dường như bọn họ muốn nói cho Hoa Kỳ biết bọn họ đã xác định được thân phận nhân viên tình báo CIA.
Việc này đặc biệt rất nhanh kinh động đến quan chức cao cấp Hoa Kỳ, một cựu quan chức tình báo nói rằng, “Trung Cộng căn bản không thể biết địa vị và thân phận của nhân viên tình báo”. Nhưng họ làm thế nào để có được thông tin về những nhân viên tình báo này, rất khó để giải thích.
Nếu là trước đây, cơ quan tình báo CIA rất có thể bắt đầu tìm kiếm nội gián, nhưng hiện tại bọn họ cho rằng rất có thể liên quan đến hoạt động của gián điệp mạng Trung Cộng, nói một cách cụ thể việc này liên quan đến việc Trung Cộng xâm nhập thành công vào ban quản lý nhân sự Hoa Kỳ (OPM). Trong cuộc xâm nhập này, gián điệp mạng Trung Cộng đã đánh cắp 21,5 triệu danh sách thông tin cá nhân chi tiết của các quan chức Hoa Kỳ đương nhiệm và cựu quan chức cùng với thông tin của vợ/chồng họ và những người xin việc. Dữ liệu bao gồm sức khỏe, nơi cư trú, công việc, vân tay cùng dữ liệu tài chính. Thông tin chi tiết về quá trình kiểm tra lý lịch an ninh của một số người cũng bị đánh cắp. Việc này có thể cung cấp thông tin chi tiết về hồ sơ sức khỏe, tinh thần, tính cách, sở thích và người thân của một cá nhân ở nước ngoài có bị chính phủ tống tiền hay không. Mặc dù cho đến năm 2015 Hoa Kỳ mới tiết lộ lỗ hổng này, nhưng từ năm 2012 quan chức tình báo Hoa Kỳ đã ý thức được việc tin tặc đã xâm nhập vào ban quản lý nhân sự Hoa Kỳ (OPM).
Các quan chức tình báo nói rằng khi tiến hành so sánh thông tin chi tiết tình báo du lịch cùng các dữ liệu khác bị đánh cắp thì thông tin trong OPM có khả năng cung cấp cho Trung Cộng về những tin tình báo đặc biệt, như thông tin lý lịch cá nhân, kinh nghiệm làm việc. Những manh mối này có thể là dấu hiệu nhận biết rằng đây có phải là nhân viên tình báo Hoa Kỳ hay không. Ông Gail Helt, cựu nhân viên CIA chuyên phân tích về Trung Quốc, nhớ lại phản ứng của mình đối với sự xâm nhập OPM của gián điệp mạng Trung Cộng. Việc này đối với những người đã từng đến Trung Quốc mà nói thì nghĩa là gì? Điều này đối với những người mà chúng tôi chính thức tuyển dụng, những người cùng nói chuyện với chúng ta và với người nhà của họ có ý nghĩa như thế nào? Mà đối với các cơ sở tuyển dụng trong tương lai có ý nghĩa như thế nào? Việc này thật sự quá đáng sợ. Tuyệt đối là đáng sợ.
Ông Douglas Wise người từng đảm nhiệm chức phó cục trưởng cơ quan tình báo an ninh quốc phòng, bày tỏ mối lo ngại sâu sắc và thúc giục tất cả cộng đồng tình báo tiến hành đánh giá thiệt hại xoay quanh sự kiện gián điệp mạng Trung Cộng xâm nhập OPM. Có người lo rằng, Trung Cộng đã nắm vững các yêu cầu và quá trình của chính phủ Hoa Kỳ khi tuyển dụng các vị trí nhạy cảm, Trung Cộng có thể sẽ tiến hành chọn lọc đối với dữ liệu OPM, điều chỉnh các hồ sơ cá nhân lý tưởng và đưa gián điệp Trung Cộng vào chính phủ Hoa Kỳ.
Việc nghiên cứu số liệu (OPM) làm cho Trung Cộng có cái nhìn sâu sắc chưa từng có đối với hệ thống hoạt động Hoa Kỳ. Đồng thời từ đây, do mạng lưới tình báo của CIA tại Trung Quốc bị phá hủy triệt để, và Hoa Kỳ đã nhắm một con mắt khi giao dịch với Trung Cộng, khiến cho những tranh cãi về việc chính phủ Hoa Kỳ đối phó với Trung Cộng như thế nào ngày càng mạnh mẽ hơn.
Lin Yan
Bích Liên biên dịch
Xem thêm: