Cựu TT Trump và Biện lý Đặc biệt Jack Smith đề nghị Tối cao Pháp viện xem xét một lời biện hộ
‘Việc giải quyết câu hỏi được đưa ra có ý nghĩa then chốt đối với việc liệu bản thân cựu Tổng thống có bị xét xử hay không.’
Hôm 21/12, Biện lý Đặc biệt Jack Smith nói với Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ rằng cựu Tổng thống (TT) Donald Trump đã “sai lầm” khi yêu cầu tòa án cao cấp này xem xét vụ việc của ông theo lịch trình như thường lệ, thay vì phải nhanh chóng.
Ông Smith, người đang truy tố cựu TT Trump trong hai vụ án hình sự liên bang riêng biệt, hôm 11/12, đã kêu gọi Tối cao Pháp viện nhanh chóng xem xét một lời biện hộ quan trọng trong một trong những vụ án đó.
Hôm 20/12, cựu TT Trump đã phản đối yêu cầu này, cho rằng lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia, việc đó đặt ra các vấn đề cho nhiệm kỳ tổng thống và rằng vụ việc nên được tiến hành chậm lại.
Các công tố viên viện dẫn những vấn đề tương tự đó như một lý do để đẩy nhanh [xem xét] vụ việc.
“Các cáo buộc ở đây là hết sức nghiêm trọng. Vụ án này liên quan đến — lần đầu tiên trong lịch sử Quốc gia chúng ta — các cáo buộc hình sự đối với một cựu Tổng thống dựa trên hành động của ông ấy khi còn đương chức,” các công tố viên nêu rõ trong câu trả lời của họ. “Và không chỉ bất kỳ hành động nào: những hành động bị cáo buộc nhằm duy trì quyền lực của mình bằng cách vi phạm thủ tục được quy định trong Hiến Pháp để chứng nhận người chiến thắng hợp pháp trong một cuộc bầu cử.”
Bên công tố lập luận rằng “Quốc gia có một lợi ích thuyết phục” trong việc cân nhắc vấn đề bảo vệ quyền miễn trừ mà Tổng thống Trump đưa ra, và càng sớm càng tốt.”
Lịch trình do vị biện lý đặc biệt này đưa ra sẽ yêu cầu Tối cao Pháp viện xem xét lời biện hộ đó càng sớm càng tốt. Điều này sẽ thông báo bất kỳ phán quyết nào mà Tòa Phúc thẩm Liên bang đưa ra, và cũng sẽ được ban hành sớm nhất có thể, sau đó có thể sẽ cho phép các thủ tục tố tụng được thực hiện tiếp tục tại Tòa án Địa hạt Liên bang đủ nhanh để phiên tòa bắt đầu vào ngày 04/03/2024, hoặc “trong bất kỳ trường hợp nào trong thời hạn hiện tại.”
Tòa phúc thẩm đã ấn định lịch xét xử vào ngày 09/01/2024, và lưu ý rằng tòa sẽ không thực hiện hành động nào khác cho đến khi “Tối cao Pháp viện thực hiện hành động cuối cùng” theo yêu cầu xem xét ngay lập tức của bên công tố.
Câu hỏi biện hộ
Bên công tố đã yêu cầu Tối cao Pháp viện xem xét câu hỏi liệu một cựu tổng thống có thể bị truy tố vì những hành vi phạm tội mà ông đã phạm khi còn đương chức hay không.
Các luật sư biện hộ lập luận rằng câu hỏi đặt ra là liệu một cựu tổng thống có thể bị truy tố vì những hành động theo thẩm quyền hay không.
Khuôn khổ kép này đi vào trọng tâm của các tranh luận trước khi xét xử đã được đưa ra cho đến nay; bên công tố và bên biện hộ đều nêu ra cùng một loạt dữ kiện được công bố công khai, một bên cho rằng những hành động đó là bất hợp pháp, còn bên kia lại cho rằng là hợp pháp.
Nhưng việc đưa câu hỏi này lên Tối cao Pháp viện sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với nỗ lực của cựu TT Trump nhằm bác bỏ vụ kiện.
Sau khi Thẩm phán Tòa án Địa hạt Liên bang Tanya Chutkan từ chối một kiến nghị bác bỏ vụ kiện dựa trên quyền miễn trừ của tổng thống, cựu TT Trump đã đưa vụ việc lên tòa phúc thẩm, mà tòa phúc thẩm hiện sẽ hoãn các thủ tục tố tụng cho đến khi Tối cao Pháp viện đưa ra phán quyết.
Việc bảo vệ quyền miễn trừ của tổng thống dựa trên “quyền miễn trừ tuyệt đối” mà Tối cao Pháp viện đã nêu trong vụ Nixon kiện Fitzgerald năm 1982. Điều này đã thiết lập quyền miễn trừ khỏi các vụ kiện dân sự đối với tổng thống, mở rộng quyền miễn trừ đó đến “các phạm vi bên ngoài” chức vụ của họ.
Phán quyết đó cũng không đề cập gì đến việc bảo vệ các tổng thống hoặc cựu tổng thống khỏi bị truy tố hình sự.
“Với yêu cầu miễn trừ rõ ràng của bị đơn đối với mọi hành vi bị cáo buộc trong bản cáo trạng — tất cả những điều đó, ông ấy tin rằng đều nằm trong phạm vi bên ngoài của nhiệm vụ ‘theo thẩm quyền’ của ông ấy … việc xem xét của Tòa án này là cần thiết để cho phép vụ án này tiến triển,” bên công tố đã viết. “Chỉ Tòa án này mới có thể đưa ra lời cuối cùng về việc bảo vệ quyền miễn trừ của ông ấy.”
Xem xét ngay lập tức
Phần trả lời hôm 20/12 của cựu TT Trump đã đưa ra nhiều lập luận sâu rộng để định hình lại vấn đề hiện tại, nhưng bên công tố đã nêu ra rằng có rất ít điều để bác bỏ yêu cầu xem xét lại của tòa án cao cấp này.
Các công tố viên lập luận rằng: “Tòa án này bảo lưu lệnh tòa án cấp trên yêu cầu xem xét trước khi phán quyết đối với những vụ kiện đặc biệt quan trọng.”
Họ lập luận rằng các bị cáo đã “tìm cách trì hoãn bất thường,” trong đó có việc yêu cầu ngày xét xử vào tháng 04/2026.
Thông thường, bên công tố không nói ra rằng ngày xét xử thường được lặp lại vào ngày 04/03/2024 là một ngày trước khi cuộc bầu cử sơ bộ Siêu Thứ Ba của Đảng Cộng Hòa diễn ra trên toàn quốc, và phiên tòa được bảo đảm sẽ trùng lặp nhiều với lịch trình tranh cử của ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng Hòa.
Các luật sư của cựu TT Trump trong một số trường hợp đã minh bạch hơn về mong muốn trì hoãn thủ tục xét xử cho đến sau cuộc tổng tuyển cử, nêu rõ ra tư cách của ông có thể là ứng cử viên đề cử của Đảng Cộng Hòa. Tuy nhiên, nếu cựu TT Trump tái đắc cử, các luật sư cho rằng không thể nào có việc ông sẽ ra hầu tòa.
Bên công tố đã nêu ra rằng việc tòa phúc thẩm sẵn sàng tiến hành theo lịch trình nhanh chóng là bằng chứng rõ ràng hơn về “tầm quan trọng cao của việc giải quyết kháng cáo này một cách nhanh chóng.”
Họ lập luận rằng chỉ có Tối cao Pháp viện mới có thể “đưa ra giải pháp cuối cùng” cho vấn đề miễn trừ đang gây tranh cãi và Pháp viện phải làm như vậy trong nhiệm kỳ này.
Việc chờ đợi tiến trình xét xử của tòa phúc thẩm diễn ra sẽ chỉ rút ngắn khoảng thời gian mà Tối cao Pháp viện phải cân nhắc — nếu tòa án cao cấp này đồng ý rằng vụ việc phải được giải quyết trong nhiệm kỳ này.
Họ lưu ý rằng ngay cả khi tòa phúc thẩm ra phán quyết có lợi cho bên công tố theo một lịch trình nhanh chóng, thì cựu TT Trump vẫn có 45 ngày để yêu cầu tái xét xử với đầy đủ các thẩm phán và 90 ngày để yêu cầu xem xét lại.
Bên công tố cho biết đây là vấn đề phân quyền mà Tối cao Pháp viện đã từng xem xét đối với các vụ án quan trọng khác trước đây. “Cùng một phương thức được bảo đảm ở đây.”
Nguyễn Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times