Con người là anh linh của vạn vật
Cổ nhân Trung Quốc từng nói: “Sơn bất tại cao, hữu Tiên tắc danh. Thủy bất tại thâm, hữu Long tắc linh” (Tạm dịch: Núi không nhất định phải cao, có Tiên ắt sẽ nổi danh, nước không nhất định phải sâu, có Rồng sẽ có linh khí).
Thật ra, cho dù không có sự triển hiện của Thần Tiên hay Rồng lành thì cảnh sơn thủy trong thiên nhiên cũng đã rất tươi đẹp. Thiên nhiên có rất nhiều cảnh sắc tráng lệ nguy nga mê hoặc lòng người như các danh sơn đại xuyên, biển hồ xanh biếc, sương mù sớm mai, dòng thác chảy xiết, núi cao vực sâu v.v.
Vì vậy trước khi tu luyện tôi thường lưu luyến phong cảnh thiên nhiên đến nỗi không muốn rời đi, ngất ngây say đắm trong cảnh sắc một hồi lâu. Tuy nhiên, sau khi tôi thật sự hiểu rõ được ý nghĩa của tu luyện, tôi cuối cùng đã ngộ ra đạo lí rằng: Trong trời đất, bất luận cảnh sắc thiên nhiên có đẹp như thế nào, động vật có đa dạng ra sao, thì duy chỉ có con người mới là anh linh của vạn vật.
Cảnh sắc thiên nhiên và vạn vật trên thế gian con người này, tất cả hoa cỏ chim muông côn trùng triển hiện nơi chốn hồng trần này, hết thảy đều vì con người mà được sinh ra, vì con người mà tồn tại, vì để con người sử dụng, và vì con người mà biến mất. Con người là anh linh của vạn vật, không chỉ là nói con người có trí tuệ hơn vạn vật, mà còn ý nói rằng con người may mắn hơn vạn vật trên thế gian, có thể trải qua gian khổ và tôi luyện, có thể tu luyện trong những năm tháng còn sống trên đời, có thể có cơ hội phản bổn quy chân, đắc đạo viên mãn. Các loài động vật khác trên chốn nhân gian này, bất luận to lớn như thế nào, có linh tính hay không, có tuổi thọ lâu dài đến đâu thì đều không có phúc phận tu luyện.
Đại thi hào Shakespeare trong vở kịch nổi tiếng Hamlet đã viết một câu rằng: “Con người là tinh hoa của vũ trụ, là linh trưởng của vạn vật”.
Người trên thế gian quả thật có rất nhiều người xấu xí, độc ác và dị dạng, chẳng hạn như tham lam, bạo lực, sắc tình, thất vọng, đau khổ, cô đơn, thất bại, thống khổ và lạnh nhạt v.v, nhưng tâm niệm của con người quyết định hết thảy. Một người nếu trong tâm họ gieo mầm mống của sự chân thành, thiện lương thì cội nguồn của cái đẹp sẽ thường lưu lại trong tâm của họ. Có cơ thể người thì mới có thể tu luyện, có cơ thể người mới có hy vọng phản bổn quy chân. Rất nhiều người phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng họ lại không cảm giác được rằng con người mới là tác phẩm hoàn hảo nhất của Đấng tạo hóa, bởi vì Thần sáng tạo nên vạn vật đã dùng hình tượng của chính mình để nặn ra hình tượng con người, vẻ đẹp của cơ thể người vượt qua vạn vật trên thế gian.
Một lần tôi đi nghỉ dưỡng tại đảo Bali ở Indonesia, tôi đã nhìn thấy trời xanh biển biếc, sơn thanh thủy tú, hoa thơm chim hót, kìm lòng không được mà tán thán về vẻ đẹp của thiên nhiên rằng: “Đây chẳng phải là tác phẩm đẹp nhất của Đấng tạo hóa sao? Nó đẹp tựa tiên cảnh vậy!” Tuy nhiên lúc đó tôi dường như nghe thấy lời hồi đáp nhẹ nhàng từ Đấng tạo hóa: “Không, tác phẩm đẹp nhất tốt nhất của ta không phải là cảnh sắc tại nơi này, mà chính là con người như ngươi đó”.
Trong các sách cổ thời Trung Quốc cổ đại cũng có tư tưởng như vậy: “Con người là anh linh và cao quý nhất trong vạn vật”. Trong Thượng thư có nói: “Chỉ có trời đất là mẹ của vạn vật, chỉ có con người là anh linh của vạn vật” (Thượng thư-Thái thệ dương), nhà tư tưởng Nho gia thời Tiên Tần là Tuân Tử từng phân chia thiên địa vạn vật thành bốn loại, ông nói: “Thủy hỏa hữu khí nhi vô sinh, thảo mộc hữu sinh nhi vô tri, cầm thú hữu tri nhi vô nghĩa, nhân hữu khí hữu sinh hữu tri, diệc thả hữu nghĩa, cố tối vi thiên hạ quý dã” (Tuân Tử-Vương chế). “Thủy hỏa hữu khí nhi vô sinh” chính là nói nước và lửa có khí nhưng không có sinh mệnh, đây là một loại. “Thảo mộc hữu sinh nhi vô tri”, chính là nói thảo mộc tuy có sinh mệnh nhưng nó không có tri thức, không có trí tuệ, đây là loại thứ hai. Loại thứ ba là cầm thú, cái gọi là “cầm thú hữu tri nhi vô nghĩa”, chính là nói cầm thú thì có năng lực về phương diện nhận thức, nhưng nó không có nghĩa. “Vô nghĩa” ở đây trên thực tế là chỉ cầm thú không có quan hệ luân thường được xác lập bởi lễ nghĩa liêm sỉ. Loại thứ tư chính là con người, con người “hữu khí hữu sinh hữu tri, diệc thả hữu nghĩa, cố tối vi thiên hạ quý dã”. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, trời đất và người được gọi chung là thiên địa nhân tam tài.
Danh tăng Huyền Trang thời nhà Đường từng nói rằng: “Nhân thân nan đắc, Trung thổ nan sinh, chính Pháp nan ngộ. Toàn thử tam giả, hạnh mạc đại yên”, từ góc độ của người tu luyện mà nói, có thể có được cơ thể người là trân quý, hơn nữa còn được chuyển sinh tại Trung Quốc, lại gặp đúng vào lúc Đại Pháp của vũ trụ khai truyền, đây chính là may mắn không gì sánh được trong trời đất. Những thứ mà người thế gian cho rằng là hạnh phúc đều không thể so sánh được với hạnh phúc to lớn có thể gặp nhưng chẳng thể cầu này. Do đó, mỗi người được sinh ra vào thời đại phi phàm này đều nên trân quý sinh mệnh của mình, trân quý cơ duyên vạn cổ khó gặp này.
Oanh Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: