Chuyên gia cấy ghép nội tạng của Trung Cộng nghi nhảy lầu tự tử
[Epoch Times 27/2/2021] Hôm 26/2, tài khoản WeChat chính thức của Bệnh viện trực thuộc Đại học Thanh Đảo (Thanh Đảo) đã đưa ra một thông báo cho biết ông Tang Vận Kim, Viện trưởng Viện Hiến và Cấy ghép Nội tạng, thuộc Đại học Y khoa Thanh Đảo, Giám đốc Trung tâm Cấy ghép Nội tạng của Bệnh viện Trực thuộc Đại học Thanh Đảo, và là một chuyên gia cấy ghép nội tạng, đã qua đời vào sáng sớm ngày 26/2. Có người dân địa phương tiết lộ rằng ông Tang chết do nhảy lầu tự tử.
Theo thông cáo của bệnh viện, Tang Vận Kim sinh năm 1964, sang Mỹ du học và trở về nước. Năm 2014, Tang Vận Kim về công tác tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Thanh Đảo và thành lập Trung tâm ghép tạng, đồng thời còn làm Phó Viện trưởng của Tập đoàn Y tế Đại học Thanh Đảo và cũng đảm nhận chức vụ hướng dẫn sinh viên Tiến sĩ.
Thông báo cũng cho biết, tính đến nay, ông Tang đã thực hiện được hơn 2,600 ca ghép gan, đứng hàng đầu ở trong nước, liên tiếp bốn năm liền được xếp vào top 10 bác sỹ phẫu thuật ghép gan trong top 100 bác sỹ hàng đầu Trung Quốc, được mời làm “Học giả Thái Sơn” ở Sơn Đông.
Tuy nhiên, liệu cái chết của Tang Vận Kim có phải là một cái chết bất thường hay không? Theo người dân địa phương đã đưa tin cho Epoch Times, Tang Vận Kim đã nhảy lầu tự tử vào hôm 26/2, mà ngày hôm đó còn có 4 cuộc phẫu thuật đang đợi ông ấy.
Phóng viên của Epoch Times đã gọi điện cho một phó chủ nhiệm khoa của Bệnh viện trực thuộc Đại học Thanh Đảo, bên kia không phủ nhận cũng không khẳng định, chỉ nhấn mạnh rằng anh ta không rõ về sự việc bên ngoài.
Khi chủ nhiệm một khoa khác của bệnh viện này nhận được cuộc gọi truy vấn của phóng viên liền nói “không rõ” “bạn gọi nhầm số rồi” và cúp máy.
Một chủ nhiệm bộ môn của Viện Nghiên cứu Cấy ghép Nội tạng Đại học Thanh Đảo nói với phóng viên Epoch Times rằng nội dung đăng trên tài khoản của WeChat là do Ban Tuyên truyền đưa ra, không phải do Viện Nghiên cứu Cấy ghép nội tạng đưa ra, nên đề nghị phóng viên liên hệ với Ban Tuyên truyền.
Theo một báo cáo từ truyền thông “Giới y học” – một phương tiện truyền thông chuyên về chăm sóc y tế toàn diện cho các nhân viên y tế từ thấp nhất đến trung, cao cấp ở Trung Quốc đại lục, họ đã đề cập đến tin đồn nhảy lầu và cho biết vào ngày 27/2 họ cũng đã liên hệ với ba vị là thành viên của ban tang lễ của Tang Vận Kim thì ‘Bên kia đều nói là ‘không rõ’ ‘Không tiện tiết lộ’.”
Trang NetEase cũng đăng tin của giới y học như nêu trên, ghi là “Chuyên gia ghép gan nổi tiếng Tang Vận Kim đã qua đời vào sáng sớm ngày Tết Nguyên tiêu, hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân tử vong.”
Theo thông tin, Tang Vận Kim đã có hơn 250 bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, hơn 60 bài báo đã được SCI nhận, giành được 3 bằng phát minh độc quyền, 2 bằng sáng chế mô hình thực dụng và tham gia biên soạn và dịch 8 nghiên cứu. Thông cáo của Bệnh viện trực thuộc Đại học Thanh Đảo đã ca ngợi sự đóng góp quan trọng của ông cho sự nghiệp cấy ghép tạng của Trung Quốc, và nói rằng cái chết của ông là một tổn thất lớn đối với sự nghiệp của Bệnh viện trực thuộc Đại học Thanh Đảo và là một tổn thất lớn đối với cộng đồng ghép tạng Trung Quốc.
Nhưng có điều kỳ lạ, nhân vật nổi tiếng và được ca ngợi như thế, nhưng vào hôm 27/2, khi sử dụng tên của ông để tìm kiếm trên Weibo, thì chỉ có một bài báo liên quan xuất hiện, hơn nữa bài này viết năm 2015 và có tiêu đề là “Cậu bé hiến tặng nội tạng cho 8 người: đã cứu được 6 mạng người và giúp được 2 người lấy lại ánh sáng”, nhưng bấm vào link thì bất ngờ hiển thị “404 Not Found”.
Điều này cho thấy tin tức về Tang Vận Kim đã bị chặn trên Weibo và trở thành từ bị cấm.
Đã có vài trường hợp các chuyên gia cấy ghép tạng ở Trung Quốc đại lục nhảy lầu tự tử. Tháng 5/2007, Lý Bảo Xuân, một chuyên gia cấy ghép nội tạng nổi tiếng tại Đại học Quân y số 2 Thượng Hải, đã nhảy từ tầng 12 của tòa nhà ghép thận xuống đất và tử vong; năm 2010, ông Lê Lỗi Thạch, 84 tuổi là thủy tổ của ngành ghép thận ở Trung Quốc, đã chết do nhảy lầu tự tử từ tầng 14 ở nhà riêng tại Thành phố Nam Kinh; Ngày 24/3/2014, Trương Thế Lâm, phó chủ nhiệm Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Ung bướu Thượng Hải, đã nhảy từ cửa sổ phòng làm việc của mình ở tầng 8 và rơi xuống tử vong tại chỗ, tại nơi để bình dưỡng khí lớn của bệnh viện.
Một số cư dân mạng của Netease đã theo dõi tin tức và để lại lời nhắn: “Tôi đã nhảy từ tầng 16 của Bệnh viện Đông của Đại học Thanh Đảo, và tôi cảm thấy chóng mặt, có gì phải che giấu nhỉ.” “Chắc chắn phải có một bí mật kinh khủng gì đây.”
Ngay từ năm 2010, những người quen thuộc với vấn đề này đã tiết lộ rằng, trong các bác sỹ tham gia cấy ghép nội tạng, rất nhiều người xuất hiện các triệu chứng: mất ngủ kinh niên, đổ mồ hôi trộm, gặp ác mộng.v.v… Cư dân mạng cho rằng đây là do làm việc xấu nên phải gặp quả báo.
Sự việc của Trương Thế Lâm vào tháng 3/2014 và sự việc của Lý Bảo Xuân năm 2007 đều xảy ra khi họ ở tuổi 44. Cả hai đều chết vì trầm cảm khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Cả hai đều là chuyên gia ghép thận. Họ đều tự tử bằng cách nhảy lầu. Họ đều có tên trong danh sách điều tra của Tổ chức Điều tra Quốc tế.
Tạp chí “Giới y tế” đưa tin rằng “Tang Vận Kim đã từng là người đứng đầu ngành ghép gan ở nhiều bệnh viện như bệnh viện Sơn Đông và bệnh viện Bắc Kinh. Bắt đầu từ năm 2000, số lượng và chất lượng các ca ghép gan ở bệnh viện mà Tang Vận Kim đến đều đã trở thành đứng đầu ở địa phương đó.”
Vào tháng 7/1999 Trung Cộng bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, một số lượng lớn học viên Pháp Luân Công đã bị cảnh sát Trung Cộng bắt và giam giữ bất hợp pháp. Kể từ đó, các hoạt động cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc đại lục bắt đầu gia tăng trên quy mô lớn, hơn nữa nguồn nội tạng không rõ ràng. Mà hễ Tang Vận Kim đến bệnh viện nào thì bệnh viện đó sẽ trở thành bệnh viện có số lượng ca ghép gan cao nhất trong vùng.
Kể từ khi sự thật khủng khiếp về việc Trung Cộng mổ sống lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục lần đầu tiên được tiết lộ vào năm 2006, nó đã gây ra một cơn địa chấn trong cộng đồng quốc tế, tiếp theo là luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada David Matas và cựu Giám đốc các vấn đề Châu Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Canada David Kilgour mở một cuộc điều tra độc lập và báo cáo kết quả điều tra trong cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu”. Trong đó có nêu vài chục bằng chứng chứng minh sự tồn tại của việc mổ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống, và đã phanh phui đây là “một tội ác từ trước đến nay chưa từng thấy trên hành tinh này.”
Tang Vận Kim là một trong những người chịu trách nhiệm của nhóm ghép gan, bị tình nghi tham gia vào tội ác mổ cướp nội tạng sống, và cũng là đối tượng bị điều tra quốc tế. Theo dữ liệu điều tra quốc tế, Tang Vận Kim từng là phó giám đốc, bác sỹ trưởng và giáo sư của Viện cấy ghép gan, bệnh viện Cảnh sát vũ trang, đồng thời là bác sỹ trưởng, chủ nhiệm khoa cấy ghép gan của bệnh viện Thiên Phật Sơn, tỉnh Sơn Đông, Học viện Lâm sàng Đại học Sơn Đông, và còn là Giám đốc chi nhánh Sơn Đông của Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Miền Đông; bác sỹ trưởng của Trung tâm Cấy ghép nội tạng Phương Đông thuộc Khoa Cấy ghép của Bệnh viện Số 1 Thiên Tân, thành viên thường trực của Ủy ban Chuyên môn Cấy ghép Nội tạng của Hiệp hội Y học Trung Quốc, và phó chủ nhiệm Ủy ban cấy ghép nội tạng chuyên nghiệp tỉnh Sơn Đông.v.v…
Dữ liệu cũng cho thấy từ tháng 1/2004 đến tháng 8/2008, Tang Vận Kim đã tham gia 1,600 ca ghép gan do Bệnh viện Trung ương số 1 Thiên Tân thực hiện, có 1,591 người nam và 9 người nữ hiến tặng, với độ tuổi trung bình là 34.5 tuổi.
Do Sun Yun thực hiện
Sương Sương biên dịch
Xem thêm: