Chuyên gia bình luận: Lần thứ hai cha con nhà Biden gây chấn động Hoa Kỳ
Hai hôm trước (15/10), sau khi tờ New York Post tung ra quả bom chấn động đầu tiên về “Scandal máy tính” của Hunter Biden, thì một cuộc chiến truyền thông trên khắp nước Mỹ đã nổ ra. Nhiều người còn chưa hết bàng hoàng trước cú sốc Biden và con trai dính vào vụ bê bối tham nhũng ở Ukraine thì hôm nay tờ New York Post lại tung ra đợt công kích thứ hai.
Nếu như chúng ta xem những thông tin chấn động của hai hôm trước là một món khai vị trước bữa tiệc lớn, thì đợt phơi bày thông tin lần thứ hai này vào ngày 15/10, thì có thể nói là món ăn chính của bữa tiệc bắt đầu được bưng ra, bởi vì những tiết lộ lần này bất ngờ nhưng không khó giải thích, trực tiếp dính dáng đến Trung Quốc.
Hai cha con Biden có quan hệ chính trị – thương mại mật thiết với Trung Quốc
Nói không khó giải thích là bởi vì hai cha con Biden có quan hệ chính trị – thương mại mật thiết với Trung Quốc, điều này sớm đã không còn là bí mật. Biden được gọi với biệt danh là “Joe Trung Quốc”, và biệt danh này hoàn toàn không phải là vô nghĩa. Nói là bất ngờ, bởi vì đợt tiết lộ lần thứ hai này của New York Post cho thấy, đối tượng trực tiếp của mối quan hệ mật thiết giữa cha con Biden và Trung Quốc chính là Công ty Năng lượng Hoa Tín Trung Quốc (CEFC China Energy) do cơ quan tình báo và quân đội của Trung Quốc kiểm soát.
Lần phanh phui này chủ yếu liên quan đến hai email và thư ủy quyền của luật sư, toàn bộ đều liên quan đến công ty Hoa Tín Trung Quốc. Chúng ta trước tiên hãy nói vắn tắt về nội dung chủ yếu của lần phanh phui thông tin này, như vậy sẽ giúp các bạn nắm được vấn đề thêm rõ ràng.
Ông Biden đứng sau thỏa thuận giữa Hunter và Hoa Tín Trung Quốc?
Email thứ nhất Hunter nhận được vào ngày 13/5/2017, email có tiêu đề “Kỳ vọng”, nội dung của email nói về “thù lao” của 6 người trong một hoạt động kinh doanh, nhưng lại không nói rõ chi tiết là loại kinh doanh gì.
Trong hoạt động kinh doanh này, Hunter được giữ chức Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, đảm nhiệm chức vụ nào là tùy thuộc vào thỏa thuận cuối cùng với Hoa Tín Trung Quốc. Phía sau mức lương của Hunter có ghi một con số “850”, nhưng không có ghi chú rõ đơn vị, cho nên rất khó để đánh giá đó là 85 nghìn hay là 8.5 triệu.
Ngoài ra, email này còn giới thiệu sơ lược về một “thỏa thuận tạm thời”, thỏa thuận quy định rằng trung bình 80% tài sản của một công ty mới thuộc về Hunter và ba người nhận email, còn có một người khác tên là “Jim” và một người có biệt hiệu là “Big Guy” (ông lớn) mỗi người sở hữu 10%, mà 10% của “Ông lớn” này do Hunter giữ giúp. Email còn đề cập đến một người có họ Tang, phiên âm theo tiếng Trung Quốc là Zang. Bài báo của “New York Post” cho rằng, người này hẳn là giám đốc điều hành công ty năng lượng Hoa Tín Trung Quốc: Tang Kiến Quân.
Trong email này, từ khóa quan trọng nhất chắc chắn là BIG GUY, ông lớn bí ẩn này là ai? Tại sao Hunter có thể thay mặt ông ta nắm giữ cổ phần của mình? Có rất nhiều bạn có thể có chung nhận định, rằng khả năng rất lớn ông lớn này chính là Joe Biden, bời vì người hoàn toàn phù hợp với cả hai điều kiện là “ông lớn” và có quan hệ mật thiết với Hunter đến mức có thể hoàn toàn tin tưởng, thì Joe Biden chắc chắn là nghi phạm số một.
Hunter nhận “phí giới thiệu” hàng chục triệu USD của Diệp Giản Minh?
Email thứ hai là do Hunter viết cho Diệp Giản Minh, chủ tịch tập đoàn Hoa Tín Trung Quốc. Email nói về một thỏa thuận, căn cứ theo thỏa thuận đó, Diệp Giản Minh ban đầu đồng ý chấp nhận Hunter làm dịch vụ tư vấn trong thời gian 3 năm, và dự định mỗi năm trả cho Hunter 10 triệu USD “tiền giới thiệu”. Nhưng sau cuộc họp tại Miami (Florida), Diệp Giản Minh đã thay đổi thỏa thuận, dự kiến sẽ thành lập một công ty mẹ, Hunter và Diệp Giản Minh mỗi người nắm giữ 50% cổ phần, điều này có thể để cho Hunter thu được lợi ích lớn hơn và lâu dài hơn.
Trong email này, Hunter viết một câu vàng ngọc mà thường được trích dẫn nhiều lần trên internet: “Tôi và gia đình của tôi càng cảm thấy hứng thú với đề nghị của chủ tịch”.
Rõ ràng, cho dù đó là 10 triệu tiền phí giới thiệu mỗi năm hay công ty cổ phần được chia một nửa, thì đó thực chất là một kiểu hành vi hối lộ biến tướng của Diệp Giản Minh cho Hunter. Tất nhiên, trong thiên hạ không có bữa trưa nào là miễn phí, nếu Diệp Giản Minh đưa một phần quà hậu hĩnh như vậy, đương nhiên ông ta sẽ có yêu cầu ngược lại, đây là một giả thiết trong nội dung tài liệu thứ ba bị phanh phui.
Hunter nhận “phí tư vấn” triệu đô của Hà Chí Bình?
Tài liệu thứ ba được tiết lộ là một tài liệu ủy quyền luật sư, tài liệu này cho thấy trợ lý cấp cao của Diệp Giản Minh và cựu quan chức cấp cao của Hồng Kông là Hà Chí Bình đã được ủy thác đã trả cho Hunter 1 triệu USD phí “Tư vấn về các vấn đề liên quan đến pháp luật Hoa Kỳ v.v.”
Hà Chí Bình xuất hiện tại đây, là người từng nổi đình nổi đám, từng trở thành những câu chuyện chính của các tạp chí lớn.
Vào 18/11/2017 Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã bắt giữ Hà Chí Bình tại New York truy tố ông ta về tội vi phạm “Đạo luật chống tham nhũng nước ngoài”, rửa tiền, thông đồng phạm tội v.v. Vụ án Hà Chí Bình rắc rối phức tạp, trong đó khiến người khác chú ý nhiều nhất là ông ta liên quan đến việc đưa hối lộ Tổng thống [Cộng hòa] Chad, Tổng thống [Cộng hòa] Uganda và cựu Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Tháng 3/2019, Hà Chí Bình bị xử 3 năm tù đồng thời nộp phạt số tiền 400 nghìn USD. Tháng 6/2020 hết hạn tù và bị trục xuất trở về Hồng Kông.
Khi Hà Chí Bình bị bắt ở New York, ông ta có gọi một cuộc điện thoại cầu cứu, và người nhận điện thoại chính là James Biden, em trai của Joe Biden. Sau đó Diệp Giản Minh ngã ngựa và bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (Trung Quốc) điều tra, James Biden ngay lập tức thanh minh cho mình, và nói ông tin rằng Hà Chí Bình đã gọi nhầm số điện thoại, đáng lẽ ra cuộc gọi điện thoại này phải gọi cho cháu trai của ông là Hunter.
Điều vô cùng thú vị chính là, chi tiết quan trọng này đã được truyền thông Mỹ đưa tin vào 12/2018, hãng truyền thông đưa tin là New York Times, mà New York Times cho đến nay đối với vụ bê bối “Scandal máy tính” của Hunter lại giữ im lặng, theo phỏng đoán thì có lẽ bọn họ đang hối hận “xanh cả ruột” ra rồi.
Hoa Tín là “Huawei” trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc
Chủ đề thảo luận đến đây, tôi cần phải nói rõ một chút về lai lịch của Diệp Giản Minh và nguồn gốc của công ty Hoa Tín Trung Quốc do một tay ông ta sáng lập.
Tên đầy đủ của Hoa Tín Trung Quốc là Công ty TNHH Năng lượng Hoa Tín Trung Quốc. Công ty này được thành lập vào năm 2002 bởi Diệp Giản Minh, năm 2014 lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của Trung Quốc, năm 2016 công ty này đứng thứ 229 trong danh sách 500 doanh nghiệp đứng đầu thế giới của Fortune Global, năm đó Diệp Giản Minh vừa mới 39 tuổi.
Nhìn từ bên ngoài, đây là một công ty rất ghê gớm, bắt đầu từ con số 0 mà sau hơn 10 năm thành lập đã tiến vào danh sách 500 công ty đứng đầu thế giới. Nhưng trên thực tế công ty này so với bề mặt thì còn ghê gớm hơn.
Chúng ta chỉ cần nhìn xem những thực tế đơn giản dưới đây sẽ biết tại sao công ty này ghê gớm như vậy:
- Hoa Tín Trung Quốc trên danh nghĩa là doanh nghiệp tư nhân, nhưng tên của nó lại có chữ “Trung Quốc” mà doanh nghiệp tư nhân không thể nào được phép đặt.
- Công ty của Diệp Giản Minh thực sự bước vào ngành công nghiệp dầu mỏ và thành lập Hoa Tín Trung Quốc, là bắt đầu từ chiến thắng trong cuộc công khai đấu giá mua công ty Dầu khí Hoa Hàng Hạ Môn. Hoa Hàng Hạ Môn là một doanh nghiệp quốc doanh, bị bán đấu giá vì có dính líu vào vụ buôn lậu Hạ Môn Nguyên Hoa gây chấn động Trung Quốc thời đó. Thời điểm giành được miếng thịt béo bở này Diệp Giản Minh mới chỉ là một thanh niên 29 tuổi mở xưởng sản xuất pít-tông.
- Công ty Hoa Tín Trung Quốc liền rất dễ dàng có được quyền khai thác dầu mỏ tại các khu vực chiến tranh căng thẳng như Chad, Nam Sudan và Iraq mà một số doanh nghiệp Trung ương có quy mô lớn không có được.
- Ngân hàng Phát triển Quốc gia (Trung Quốc) từ đầu đến cuối cung cấp cho Diệp Giản Minh ít nhất 42 tỷ Nhân dân tệ, những người trong ngành nói rằng Diệp Giản Minh trên cơ bản coi Ngân hàng Phát triển Quốc gia như một máy ATM mà sử dụng.
- Hoa Tín dùng một lượng lớn các cựu sỹ quan quân đội Trung Quốc, đại đa số các quan chức cao cấp của “Quỹ năng lượng Trung Hoa” của Hoa Tín đều là sỹ quan tình báo về hưu của Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu tại Quốc hội Hoa Kỳ đã thẳng thắn nói rằng công ty này là vỏ bọc cho một đơn vị quân đội Trung Quốc, có “vai trò là thu thập thông tin tình báo và tiến hành tuyên truyền cho nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Các sự kiện tương tự còn có thể tiếp tục liệt kê ra, vì thời gian hạn chế, nên sẽ không dài dòng thêm nữa.
Từ những thông tin này chúng ta hoàn toàn có thể không khó khăn gì khi đưa ra một kết luận: Hoa Tín Trung Quốc chính là một “Huawei” trong lĩnh vực năng lượng của quân đội Trung Quốc, và Diệp Giản Minh chẳng qua là một dạng “găng tay trắng” (kẻ đứng ra đại diện hợp pháp hóa) như Tiêu Kiến Hoa hay Ngô Tiểu Huy mà thôi.
Các vấn đề an ninh quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ
Nhìn thấy rõ điểm này, chúng ta liền hiểu được, cha con Biden cùng với Hoa Tín cấu kết, tuyệt đối không phải là một trường hợp tham nhũng chính trị theo nghĩa thông thường, mà là một vấn đề quan trọng về an ninh quốc gia.
Thử nghĩ một chút, một người đang tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, mà lại có thể có quan hệ lợi ích sâu đến như vậy với cơ cấu tình báo quân sự của kẻ địch chiến lược bị coi là không đội trời chung với Hoa Kỳ trong thế kỷ này, điều này có nghĩa là nếu Joe Biden thắng cử, thì nước Mỹ có thể bị Trung Quốc thông qua con đường bí mật này mà thao túng. Lợi ích thiết thân của vô số người Mỹ, có thể bị bán đứng cho Trung Quốc trong một trạng thái không thể phát hiện ra, đây là một việc không tưởng tượng được và đáng sợ đến cỡ nào?
Có thể có quý vị cho rằng, cách nói này liệu có phải có chút nói quá, nói giật gân khiến người ta giật mình?
Chúng ta hãy xem biểu hiện của giới truyền thông của Hoa Kỳ và cơ quan tư pháp như FBI sau khi bài báo của New York Post được đăng, thì có thể thấy không nói quá chút nào.
Twitter và Facebook xóa bài đăng, khóa tài khoản một cách gần như điên cuồng
Từ hôm kia (14/10) đến hôm qua (15/10), trên thực tế chỉ có hai tin tức được chú ý nhiều nhất: một là loạt bài phanh phui scandal của “New York Post”, cái thứ hai chính là việc các trang mạng xã hội xóa bài đăng, khóa tài khoản người dùng một cách gần như điên cuồng.
Twitter và Facebook đóng băng lượng lớn các tài khoản chia sẻ đường dẫn tới bài báo phanh phui scandal của “New York Post”, ngay cả phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc và tài khoản chính thức của đội ngũ tranh cử của TT Trump cũng không thoát. Rõ ràng Twitter và Facebook đã vượt qua ranh giới giữa tự do và chuyên chế, dùng cách thức theo kiểu đã “đến đường cùng phải rút dao găm” để can thiệp vào cuộc bầu cử TT Hoa Kỳ, và còn nghiêm trọng làm tổn hại cơ sở kiến quốc của Hoa Kỳ.
Người dẫn chương trình nổi tiếng của Fox News là Tucker Carlson cũng lên án mạnh mẽ trong tiết mục của anh, nói rằng đây là việc kiểm duyệt tin tức chưa từng có trong lịch sử 245 năm của Hoa Kỳ, điều này không có khác biệt gì với chính quyền Trung Quốc, không ai có thể nghĩ rằng sự việc như vậy có thể phát sinh ở Hoa Kỳ, đây là thời khắc đen tối của Hoa Kỳ.
Thái độ của Tucker cho thấy người dân Hoa Kỳ đang thức tỉnh trở lại. Ủy ban Tư pháp Thượng nghị viện lập tức quyết định triệu tập CEO của Twitter là Jack Dorsey ra làm chứng (trình bày); hôm qua (15/10) Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên Bang Hoa Kỳ cũng tuyên bố sẽ tích cực thúc đẩy việc có hành động với điều khoản 230.
Đây là một trong những thay đổi cực lớn mà chúng ta thấy sự kiện scandal máy tính lần này gây ra cho Hoa Kỳ, một khi điều khoản 230 bị bãi bỏ, thì những gã khổng lồ mạng xã hội này có thể phải đối mặt với cục diện là bị hàng nghìn hàng vạn dân chúng tố cáo lên tòa án, môi trường dư luận của Hoa Kỳ sẽ xuất hiện một cải biến mang tính căn bản.
FBI nhận được máy tính của Hunter Biden từ tháng 12 năm ngoái, nhưng im lặng cho đến tận bây giờ?
Còn một sự việc căng thẳng đang lên men, là FBI của Hoa Kỳ.
Rất nhiều quý vị có thể đều chú ý thấy, chủ tiệm sửa chữa máy tính nói máy tính của Hunter và ổ cứng đã bị FBI lấy đi từ tháng 12 năm ngoái. Nhưng từ ngày 18/12/2019, khi Hạ nghị viện đang biểu quyết thông qua hai điều khoản buộc tội nhắm vào TT Trump về cái gọi là vụ bê bối điện thoại với Ukraine, cho đến ngày 5/2 khi Thượng nghị viện tiến hành bỏ phiếu đối với hai điều khoản này, và phán xử ông Trump vô tội, thì trong thời gian dài tới hai tháng như vậy, trong tay FBI có chứng cứ trọng yếu có thể chứng minh cho ông Trump vô tội, đồng thời chứng minh Joe Biden liên quan đến tham nhũng, nhưng lại giữ im lặng. Điều này đương nhiên là cực kỳ không bình thường.
Nói nhẹ một chút, điều này liên quan đến việc không làm tròn trách nhiệm, nói nặng một chút, những người liên quan của FBI bị nghi là đang đồng mưu với Đảng Dân Chủ phát động một cuộc chính biến không chảy máu.
Chính vì tính chất nghiêm trọng, hôm qua (15/10) đã có ít nhất 19 vị nghị sỹ Đảng Cộng Hòa của Hạ nghị viện cùng nhau ký tên, dùng phương thức gửi thư yêu cầu FBI trả lời, rằng liệu có phải họ có được ổ cứng máy tính như vậy hay không, và liệu họ có bị “sai lầm trong việc đoán định sự việc và thiếu tín nhiệm một cách nghiêm trọng” hay không.
Bài báo này của New York Post có thể mang đến cho Hoa Kỳ một cải biến mới: Hệ thống tư pháp với đại biểu là FBI có thể phải đối mặt với việc truy cứu trách nhiệm từ trên xuống dưới. Đương nhiên, từ lý luận mà nói, không loại trừ việc cái ổ cứng này bị nhân viên điều tra nào đó lén giấu đi. Nhưng chúng ta thấy bài báo liên quan đến cái ổ cứng này đã được đăng 2 ngày, nhưng FBI vẫn không có một lời nào biện minh cho mình.
Do vậy, sự việc này sẽ lên men thế nào, liệu có đúng như chúng tôi nói ở tiết mục lần trước, sẽ dẫn tới một trận sụt lở tuyết, thì chúng ta hãy tiếp tục chăm chú quan sát.
Hôm nay chúng ta tạm thời thảo luận tới đây, hoan nghênh mọi người đăng ký và thích, bình luận và chia sẻ cho bạn bè. Hẹn gặp lại.