‘Chúng tôi rất chào đón các bạn’: Mít tinh tại Sydney vinh danh cuộc thỉnh nguyện tại Bắc Kinh vào tháng 04 năm 1999
Các học viên Pháp Luân Công đã tụ tập tại Sydney hôm 23/04 để đánh dấu kỷ niệm 22 năm một ngày quan trọng đối với họ – cuộc thỉnh nguyện ôn hòa vào ngày 25/04 tại trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) ở Bắc Kinh.
Để tôn trọng Ngày Anzac (Úc và New Zealand kỉ niệm Ngày Anzac vào ngày 25 tháng 4 hàng năm để tưởng nhớ những thành viên của Quân đội Úc và New Zealand đổ bộ vào Gallipoli của Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế chiến I), đám đông lớn đã tập trung tại Tòa thị chính Sydney trước hai ngày để phát tờ rơi và nâng cao nhận thức về cuộc thỉnh nguyện diễn ra bên ngoài văn phòng kháng cáo của Hội đồng Nhà nước ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 1999.
Vào ngày hôm đó, khoảng 10,000 học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh để kháng nghị về việc trả tự do cho khoảng một chục học viên bị bắt oan ở thành phố Thiên Tân vài ngày trước đó.
Sau đó, Thủ tướng Chu Dung Cơ được quốc tế hoan nghênh vì đã phản ứng một cách ôn hòa với những người biểu tình bằng cách tham gia đối thoại với họ.
Tuy nhiên, điều này đã thay đổi chỉ sau một đêm khi lãnh đạo Trung Cộng lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân lật đổ quyết định của ông Chu và đơn phương khởi xướng sự kiện đã trở thành một trong những cuộc đàn áp kéo dài đối với những người có đức tin ở Trung Quốc.
Một Hoa kiều địa phương nói với The Epoch Times rằng, sau khi đến Úc, có một lần cô được quyền truy cập thông tin không hạn chế, nhờ đó cô mới biết Trung Cộng không nói sự thật về những gì đã xảy ra vào ngày hôm đó 22 năm trước.
Cô Pan nói: “Sau khi đến thế giới tự do, tôi bắt đầu tìm hiểu về cuộc thỉnh nguyện vào ngày 25 tháng 4, và [có quyền truy cập] tài liệu chi tiết hơn về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công [ở Trung Quốc].”
“Tôi không [có cơ hội] nhìn thấy tất cả những điều này ở Trung Quốc.”
Cô Pan đã tu luyện Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được ba năm. Cô nói rằng cô cảm thấy “thật may mắn” khi ở Úc, nơi cô có “một môi trường tốt” để tu luyện nhờ có các giá trị về tự do tôn giáo của đất nước này.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần theo truyền thống Phật giáo mà các học viên tuân theo những nguyên lý chân, thiện và nhẫn. Từ năm 1992 đến năm 1999, môn tu luyện này ngày càng trở nên phổ biến với số liệu ước tính chính thức có khoảng 70-100 triệu người theo tập ở Trung Quốc.
Những vụ bắt giữ ở Thiên Tân, dẫn đến cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4, xảy ra sau ba năm chính thức bị đàn áp dữ dội, trong đó sách Pháp Luân Công bị cấm xuất bản, một bài báo bôi nhọ Pháp Luân Công đã được đăng trên một tờ báo lớn của nhà nước, và công an đã bắt đầu quấy nhiễu các buổi luyện công tập thể tại các công viên.
Trong 22 năm qua, thông tin chi tiết phát sinh từ Trung Quốc về việc các học viên bị đánh đập, lạm dụng tình dục, tra tấn, tẩy não và thậm chí bị sát hại để lấy nội tạng trong các trại tập trung trên khắp Trung Quốc.
Đối với cô Pan, hiện thời cô đang ở Úc, cô nói rằng cô coi nhiệm vụ của mình là chống lại Trung Cộng bằng cách ra ngoài nói rõ sự thật về Pháp Luân Công và lật tẩy những lời dối trá của nhà cầm quyền này. Cô hy vọng rằng cả cộng đồng người Hoa địa phương ở Sydney và những người Úc khác cũng sẽ biết được sự thật.
‘Chúng tôi rất chào đón các bạn’: Người dân địa phương tại Sydney
Vị khách qua đường tên Mohammed Moh cho biết ông tin rằng mọi người đều có quyền thực hành đức tin của mình mà không sợ bị bức hại.
Ông nói rằng ông rất tôn trọng các học viên Pháp Luân Công vì mặc dù phải chịu đựng sự thống khổ dưới chế độ cộng sản của Trung Quốc, nhưng họ vẫn tiếp tục đấu tranh cho sự tự do của mình.
Ông Moh nói với The Epoch Times rằng, “Tôi hy vọng một ngày nào đó, dù sớm hay muộn, họ có thể trở về và thực hiện quyền tự do trên chính quê hương của họ, Trung Quốc.”
Ông Moh nói rằng ông trân trọng sự dũng cảm của các học viên Pháp Luân Công nhằm tiếp tục tham gia chống lại cuộc bức hại của Trung Cộng bất chấp những rủi ro.
Ông nói: “Đối với chúng tôi, những người đang theo dõi phong trào, chúng tôi rất chào đón các bạn. Trái tim của chúng tôi [hướng về] các nạn nhân và gia đình của họ. Chúng tôi hy vọng công lý sẽ đến và những kẻ đã gây ra các tội ác chống lại nhân loại như vậy sẽ phải chịu trách nhiệm.”
Ông Bruce Richmond, một khán giả khác, nói với The Epoch Times rằng Pháp Luân Công “đại diện cho tự do.”
Ông nói: “Người dân nước Úc nên ủng hộ những người này,” khi cho biết thêm rằng cuộc bức hại của Trung Cộng đối với các học viên Pháp Luân Công, những người theo đạo Cơ Đốc và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ là “hoàn toàn xấu xa.”
Ông Richmond nói: “Tôi là một người theo đạo Cơ Đốc, và những người theo đạo Cơ Đốc biết rằng chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản không phải đến từ Chúa. Nhưng hiện nay, người Úc không tin vào Chúa, hoặc rất ít, vì vậy họ dám làm mọi thứ và bị tiền bạc chi phối.”
Phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc, ông John Deller, đã viết trong một bài bình luận cho The Epoch Times rằng Trung Cộng đã bóp méo sự thật về cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 sau khi diễn ra sự kiện, tận đến khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại.
Ông Deller viết: “Không phải kể từ khi diễn ra sự kiện Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, có rất nhiều công dân Trung Quốc tụ tập trước công chúng để kêu gọi chính phủ.”
“Các quan chức [Trung Cộng] thường tuyên bố đây là một “cuộc bao vây” có tổ chức, cáo buộc sai sự thật rằng việc này gây ra mối đe dọa cho các nhà lãnh đạo của quốc gia,” ông nói. “Một số chính phủ và phương tiện truyền thông phương Tây vẫn đề cập đến câu chuyện của Trung Cộng như một lý do khiến Pháp Luân Công bị cấm.”
Bà Li Zhihua, hiện 65 tuổi, sống ở Thiên Tân khi các học viên đầu tiên bị bắt.
Vào ngày 11/04/1999, một học giả từ Học viện Khoa học Trung Quốc tên là He Zuoxiu đã công bố một bài viết trên Đánh giá Khoa học về Vị thành niên có tựa đề “Tôi không tán thành việc thanh niên tập Pháp Luân Công.” Bài báo lặp lại tuyên truyền bôi nhọ.
Bà Li đã cùng một số học viên địa phương đến trường đại học để yêu cầu ấn phẩm này rút lại những tuyên bố mà họ cho là bôi nhọ Pháp Luân Công.
Ban biên tập của ấn phẩm hứa sẽ trả lời vào ngày hôm sau, nhưng thay vào đó, hàng trăm cảnh sát chống bạo động đã gặp các học viên Thiên Tân trong những ngày kế tiếp và khoảng 40 người đã bị bắt giữ tàn nhẫn.
Chính quyền Thiên Tân đã chuyển hướng mọi kháng nghị lên chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Khi được hỏi tại sao bà đã kiên trì lên tiếng trong hơn 20 năm, bà Li chỉ nói: “Đó chỉ là ba từ: ‘Chân, Thiện, Nhẫn.’”
“Bởi vì môn tu luyện này là tốt. Không có gì sai khi trở thành một người tốt.”
Do Rebecca Zhu và nhân viên Epoch Times Sydney thực hiện
Ánh Dương biên dịch