Chống biến đổi khí hậu ‘quan trọng hơn’ lương thực, năng lượng có thể tin cậy, và hòa bình
Đối diện thảm kịch không thể chịu đựng nổi của con người trên khắp thế giới, những trẻ em chết đói, những phụ nữ và trẻ em bị đánh bom, nhà cửa và cơ sở kinh doanh mất điện, những lời quở trách về khí hậu vẫn tiếp tục nhất định rằng biến đổi khí hậu là mối nguy hiểm quan trọng nhất mà thế giới phải đối mặt.
Với những hình ảnh phát trực tuyến hàng ngày từ Phi Châu và Ukraine cho thấy trẻ em bị suy dinh dưỡng và chết đói cũng như các thành phố bị san phẳng, các quan chức chính phủ ông Biden nhẫn tâm, các ký giả trong về môi trường, và các nhà nghiên cứu, đã lo ngại hơn về việc tiếp tục những dòng tiền cho nghiên cứu hơn là việc cứu sống những mạng người, cứ nhất định rằng các chính phủ tập trung [nên] sự chú ý của họ vào việc ngăn chặn các tác hại giả định về khí hậu trong tương lai, hơn là vào các cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện tại.
Mọi người đang chết đói ở Phi Châu ngày nay. Những hành động vô lương tâm của Nga ở Ukraine đang sát hại những người dân khi tôi viết báo. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa cảnh báo khí hậu độc ác lo ngại nhiệt độ có thể nóng hơn một chút trong 10, 30, 50 hoặc 100 năm kể từ bây giờ—và nhấn mạnh rằng nỗ lực ngăn chặn việc tăng nhiệt độ nên là trọng tâm chính trong các nỗ lực của chính phủ. Họ công khai chỉ trích thực tế rằng chiến tranh và việc thiếu lương thực đang chuyển hướng chú ý khỏi cuộc khủng hoảng khí hậu.
Bằng chứng về sự thờ ơ lãnh đạm đối với những đau khổ rất thực của con người do những ám ảnh về khí hậu xuất hiện gần như hàng ngày, được quảng bá trên truyền thông doanh nghiệp không ít. Chỉ vài ngày trước khi ông Vladimir Putin tiến hành cuộc xâm lược chết người của mình vào Ukraine, ông John Kerry, giám đốc khí hậu của Tổng thống Joe Biden, đã than phiền trên BBC tiếng Ả Rập rằng tác động của cuộc chiến này sẽ không phải đối với con người, mà là đối với sự tập trung của con người vào biến đổi khí hậu, và nói:
“Nhưng rõ ràng là, nó [chiến tranh] có thể có tác động tiêu cực sâu sắc đến khí hậu. quý vị có một cuộc chiến và rõ ràng quý vị sẽ phải gánh chịu hậu quả khí thải rất lớn đối của cuộc chiến này. Nhưng quan trọng không kém, quý vị sẽ đánh mất sự tập trung của mọi người, chắc chắn quý vị sẽ mất đi sự chú ý của các quốc gia lớn vì họ sẽ bị chệch hướng, và tôi nghĩ điều đó có thể có tác động nguy hiểm.”
Ông Kerry sau đó đã bày tỏ hy vọng rằng ông Putin sẽ tiếp tục tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu, bất kể ông Putin đã thực hiện bất kỳ hành động nào ở Ukraine. Những tuyên bố của ông Kerry đã vừa vô nghĩa lại vừa thấp hèn.
Tôi và những người khác tại Viện Heartland trước đây đã trình bày chi tiết các chính sách năng lượng của Âu Châu và Mỹ, và sự phụ thuộc của họ vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga, là những yếu tố góp phần gây ra cuộc chiến ở Ukraine cũng như tình trạng thiếu lương thực toàn cầu và tăng giá.
Ông Biden dường như đã nhận ra ít nhất một phần của vấn đề và đã ký một thỏa thuận vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đến Âu Châu để bù đắp cho việc mất nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Phản ứng đã có thể dự đoán được từ phe cánh tả cấp tiến về khí hậu, có lẽ được minh chứng rõ nhất qua một bài báo trên The Hill, có tiêu đề “Xuất cảng LNG sẽ gây ra biến đổi khí hậu.” Các tác giả của bài báo này cảnh báo về sự gia tăng phát thải khí nhà kính từ việc sản xuất khí đốt tự nhiên, và cơ sở hạ tầng, đường ống, bến tàu, v.v., từ việc tăng cường sản xuất LNG của Hoa Kỳ và vận chuyển nó để giúp Âu Châu thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng.
Thay vì giúp người Âu Châu sưởi ấm ngôi nhà của họ, nấu ăn, và thắp sáng bằng khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ, các học giả đằng sau bài báo này nói rằng, thực tế, hãy để máy bơm nhiệt và thiết bị điện của người dân Âu Châu chạy bằng tuabin gió và tấm pin mặt trời. Tất nhiên, lời kêu gọi điện khí hóa Âu Châu bằng năng lượng tái tạo là không cần thiết, và các học giả này biết điều đó. Âu Châu đang vượt xa mọi khu vực khác trên Trái đất trong việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Do gió và mặt trời đã thất bại ngoạn mục trong những tháng gần đây, nên sự phụ thuộc vào loại năng lượng này đã góp phần gây ra thảm họa về năng lượng của khối thương mại EU.
Quý vị đừng thấy sợ hãi [khi biết rằng], ông Biden đã hiểu được thông điệp của những quái nhân về khí hậu này. Ngay cả khi ông ấy đang nói về việc giúp đỡ các đồng minh Âu Châu của chúng ta về LNG, chính phủ của ông Biden đã đưa ra các quy tắc mới để khiến việc đề nghị mở rộng việc phát triển khí đốt và các tàu hàng gần như không thể thực hiện được. Chỉ một tuần sau khi tuyên bố sẽ mở rộng xuất khẩu LNG sang Âu Châu, thì ông Biden đã chấm dứt hiệu lực các quy định của Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NEPA) thời ông Trump cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng đã được xúc tiến. Các quy tắc NEPA của ông Biden hầu như bảo đảm cho việc không có đường ống dẫn khí mới hoặc các bến cảng LNG hoặc cơ sở hạ tầng liên quan nào có thể được xây dựng. Đổ lỗi rất nhiều rằng việc này là do ông Putin và để giúp đỡ Âu Châu.
Rồi sau đó là cuộc khủng hoảng lương thực. Mọi người, hàng ngàn người, nhiều trẻ em, không chỉ đói mà còn chết đói hàng ngày.
Một bài báo trên tờ Scientific American cho biết: “Hơn 13 triệu người ở Ethiopia, Kenya và Somalia đang phải trải qua nạn đói cực độ, theo một báo cáo gần đây của tổ chức cứu trợ nhân đạo Mercy Corps. Chương trình Lương thực Thế giới cảnh báo vào đầu tháng này: “Nhân loại đang cảm nhận được sự sụp đổ của một ‘cơn đói địa chấn’.”
Dựa trên những dữ kiện này, nếu quý vị cho rằng bài báo của Scientific American là một lời kêu gọi dõng dạc cho các quốc gia làm bất cứ điều gì cần thiết để ngay lập tức làm đảo ngược lại cuộc khủng hoảng nhân đạo này, thì quý vị có thể đã nhầm. Tiêu đề của bài báo nói lên tất cả những gì quý vị cần biết về mối quan tâm thực sự của Scientific American: “Ứng phó với Nạn đói Gia tăng Có thể Đe dọa Các Mục tiêu Khí hậu.” Phụ đề của bài báo tiếp tục công khai chỉ trích thực tế rằng “các nhà hoạch định chính sách đang xem xét nới lỏng các biện pháp bảo vệ môi trường để cho phép tăng sản lượng cây trồng”. Hãy tưởng tượng sự khôn ngoan của Âu Châu đang xem xét việc cho phép tăng sản lượng cây trồng để cứu các mạng sống ngày nay, bất chấp các mô hình khí hậu dự báo mực nước biển dâng lên một cách khiêm tốn trong tương lai; [thì quý vị sẽ thấy được] sự độc địa của bài báo này!
Đừng thấy sợ hãi [khi biết rằng], ở Mỹ, chúng ta còn ‘đúng đắn’ hơn thế nhiều. Mặc dù giá lương thực tăng nhanh và các kệ hàng thường trống rỗng, chính phủ ông Biden dường như không muốn tạm dừng nỗ lực kiểm soát thời tiết trong tương lai nhằm tăng cường an ninh lương thực. Bất chấp những lời kêu gọi của các thành viên Quốc hội và những nhóm nông dân, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho đến nay vẫn từ chối cấp phép miễn trừ cho phép nhập cảng phân bón hoặc cho phép nông dân canh tác trên những cánh đồng bỏ hoang đã đăng ký trong chương trình Bảo tồn và Khu dự trữ các vùng Đất ngập nước. Mùa màng đã bắt đầu, nhưng người dân chết đói, còn giá cả tăng cao, và chính phủ ông Biden loay hoay khi nguồn cung lương thực trên thế giới đang cháy theo nghĩa bóng.
Người dân trên khắp thế giới phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách, cấp thiết, và rất nguy hiểm hơn là biến đổi khí hậu. Đó là một sự thật không thể tranh cãi. Thật là vô đạo đức và vô nhân đạo khi truyền thông tiếp tục cung cấp cho những người cảnh báo khí hậu một nền tảng để tuyên bố ngược lại.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Tiến sỹ Sterling Burnett, là một thành viên cao cấp về chính sách môi trường tại Viện Heartland, một trung tâm nghiên cứu phi đảng phái, bất vụ lợi có trụ sở chính tại Arlington Heights, Illinois.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: