‘Chi tiêu bây giờ, giải quyết hậu quả sau’ là chính sách tồi tệ nhất
Chính phủ và các ngân hàng trung ương đã trở thành người cho vay đầu tiên thay vì cuối cùng, và điều này là vô cùng nguy hiểm. Nợ toàn cầu tăng vọt, lạm phát gia tăng, và nhiều cái gọi là ‘sự gián đoạn chuỗi cung ứng’ là kết quả của việc phá sản sau nhiều năm trợ cấp cho năng suất thấp và trừng phạt năng suất cao bằng việc tăng thuế.
Có nhiều lý do tại sao các quốc gia không nên “chi tiêu bây giờ, giải quyết hậu quả sau.” Thứ nhất, việc chi tiêu được thực hiện bởi các chính trị gia, những người sẽ không chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư sai và các quyết định chi tiêu thiếu khôn ngoan. Hơn nữa, chi phí sẽ luôn do người nộp thuế và doanh nghiệp chi trả.
Hãy nghĩ về điều trớ trêu khi quảng bá “Đạo luật Giảm Lạm Phát” vốn có nghĩa là chi tiêu nhiều hơn và có tiền từ nợ nhiều hơn. Nhưng còn mỉa mai hơn khi ban hành một luật giảm lạm phát sau khi tạo ra lạm phát rất lớn với các kế hoạch kích thích chi tiêu trị giá hàng ngàn tỷ USD và mở rộng bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương. Chính phủ tự thể hiện như là giải pháp cho các vấn đề mà chính phủ tạo ra và chuyển hóa đơn thanh toán hai lần sang người nộp thuế.
Thứ hai, các chính phủ rất tệ trong việc chọn người thắng cuộc nhưng thậm chí còn tệ hơn trong việc chọn người thua cuộc. Việc thúc đẩy chính sách, trợ cấp, và các khoản hỗ trợ thường nhắm vào các lĩnh vực lỗi thời hoặc được ưu ái về mặt chính trị, do đó dẫn đến sự gia tăng các công ty xác sống. Chi tiêu của chính phủ để “cứu” các doanh nghiệp có xu hướng hỗ trợ những công ty đã mắc nợ nhiều và gặp những thách thức liên quan đối với việc trả nợ của họ. Điều này thật tệ, nhưng chọn người thua cuộc còn tệ hơn. Thế giới có lẽ đã không xảy ra khủng hoảng lương thực và năng lượng vì sự gián đoạn từ các quốc gia chiếm ít hơn 10% nguồn cung nếu như các quy định và luật pháp đã không đặt ra gánh nặng quá lớn cho đầu tư vào nông nghiệp, năng lượng, và thương mại nói chung.
Thứ ba, tác động tiêu cực lớn hơn tác động tích cực. Tôi nhớ một cuộc trò chuyện vào năm 2021 với cô Judy Shelton, trong đó cô ấy đề cập đến việc nền kinh tế Mỹ sẽ mạnh lên như thế nào nếu không thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế. Cô ấy đã đúng. Các kế hoạch chi tiêu rất lớn đã tạo ra thâm hụt cấu trúc không thể vượt qua, do nhiều chương trình được hỗ trợ và tăng lên, và tác động tiêu cực đến tăng trưởng, lạm phát, và tiền lương thực tế chỉ một năm rưỡi sau đó là không thể phủ nhận được.
Không thể phủ nhận rằng các nền kinh tế thoát khỏi mọi cuộc khủng hoảng với nợ cao hơn, tăng trưởng thấp hơn, tăng lương thực tế yếu hơn, và tạo việc làm kém hơn. Vậy mà không hiểu sao mọi người lại cho rằng lần sau sẽ khác. Họ đã nói như vậy về năm 2020. Và thực tế đã khác. Quý vị đã có chi phiếu của mình và đã phải trả tiền cho chi phiếu này nhiều lần qua mức lạm phát cao hơn và nhiều loại thuế hơn.
Các nhà phê bình có thể nói rằng những tác động này là dễ ăn nói trong sự phục hồi, nhưng chúng ta giải thích thế nào cho người dân rằng các chính phủ không nên làm gì cả? Đây là một trong những mánh khóe khác của những người theo chủ nghĩa can thiệp. Chúng ta đã quen với ý tưởng rằng nếu chính phủ không chi tiêu ồ ạt trong một cuộc khủng hoảng, thì có nghĩa là họ đang “chẳng làm gì cả”. Các chính sách rất lớn về phía cầu là cần thiết ngay cả khi vấn đề không liên quan gì đến phía cầu. Tệ hơn nữa, một kế hoạch một ngàn tỷ USD phải được tiếp nối bởi một kế hoạch hai ngàn tỷ nếu không thì kế hoạch ấy sẽ có vẻ quá nhỏ, bất kể vấn đề của hậu quả của kế hoạch ấy là gì.
Như ông Milton Friedman đã nói, không nên đánh giá các chính sách bằng ý định của chúng, mà dựa trên kết quả của chúng. Và khi kết quả kém như những gì chúng ta đã chứng kiến trong gần hai thập niên, thì chúng ta phải cảnh báo về quyết định chi tiêu liên tục nhiều hơn này.
Tại sao việc sử dụng các ngân hàng trung ương và chính phủ như người cho vay và nguồn giải pháp đầu tiên lại nguy hiểm đến vậy? Bởi vì nguồn lực chính của chính phủ để thực hiện các chính sách ấy lại là của cải của quý vị. Sung công của cải là mặt khác của thứ đồng xu “chính sách xã hội”: thuế và lạm phát, hoặc cả hai. Một số độc giả có thể nghĩ rằng đó là một ý tưởng thông minh để chiếm đoạt tài sản của những người giàu để hỗ trợ nền kinh tế, nhưng bây giờ họ nên biết rằng đó là một lời nói dối. Khi quý vị trao quyền hạn lớn phi thường cho một chính phủ dựa trên ý tưởng rằng việc ăn cắp của người giàu là hợp lệ, thì quý vị cũng là đang trao quyền lực cho các chính trị gia để ăn cắp của quý vị vậy. Và họ sẽ làm vậy. Không có ví dụ nào về một kế hoạch chi tiêu rất lớn của chính phủ được tài trợ bằng thuế cao hơn đối với người giàu mà không kết thúc bằng thuế cao hơn đối với tất cả mọi người hoặc lạm phát cao hơn, loại thuế đánh vào người nghèo.
Khi quý vị đọc “chi tiêu bây giờ, giải quyết hậu quả sau” thì những gì quý vị đang đọc có nghĩa là đưa ví của quý vị cho tôi, vì quý vị sẽ phải giải quyết số dư thẻ tín dụng sau đó.
Lần tới khi quý vị đọc cụm từ đáng sợ đó, hãy nhớ rằng: Không có gì mà chính phủ cho “miễn phí” mà quý vị không phải trả bằng cách này hay cách khác.