Câu hỏi của Chúa, phần I: Tại sao Ngài đặt câu hỏi?
Thánh Augustinô từ lâu đã chiêm nghiệm rằng “bất kỳ điều gì xuất hiện trong Lời Chúa mà không thể hiện sự từ bi hay chân lý của đức tin thì đều có phép ẩn dụ phía sau.” Tôi nghĩ từ khóa trong câu nói của Ngài mà chúng ta cần lưu ý chính là từ “ẩn dụ” – hay còn gọi là nghĩa bóng.
Tất nhiên, “Lời Chúa” có nghĩa là Thánh thư. Và chúng ta đều hiểu rằng Mười Điều Răn khuyên nhủ con người sống đạo đức và ngay thẳng. Tương tự như vậy, nếu tìm hiểu sâu hơn các Tín thư của Thánh Phao-lô trong Kinh Tân Ước sẽ thấy có rất nhiều ví dụ về những điều gọi là “chân lý của Đức tin.”
Bên cạnh khối lượng lớn Kinh sách đưa ra các nguyên tắc đạo đức và chân lý, còn có một kho tàng khổng lồ những câu chuyện thần thoại, ngụ ngôn, điển tích – tất cả những di sản này luôn có thông điệp ẩn dụ ẩn chứa bên trong. Việc hiểu ý nghĩa ẩn dụ có dễ dàng, đơn giản không? Có, nhưng cũng không hoàn toàn chính xác! Trong Kinh Thánh tồn tại cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen và hàm ý của nghĩa bóng rất thâm sâu.
Một trong các vấn đề của nhóm người vô thần – đặc biệt là những người có tư duy khoa học (còn gọi là “chủ nghĩa khoa học”) – chính là họ chỉ diễn giải theo nghĩa đen, nhưng trên thực tế ý nghĩa ẩn dụ (nghĩa bóng) mới là trọng yếu
Không chỉ nhóm vô thần có nhận thức như vậy, trong thời Tân Ước những nhà lãnh đạo tôn giáo người Pharisees cũng giảng giải như thế. Một ví dụ điển hình là trong Phúc âm Mark (14:58), Chúa Jesus đã bị buộc tội khi nói rằng nếu “Đền thờ này” bị phá huỷ, thì nội trong ba ngày Ngài sẽ xây một ngôi đền khác. Hàm ý của Chúa Jesus trong câu nói này đó là sự phục sinh của chính Ngài. Tuy nhiên, những kẻ tố cáo và thầy tế lễ cho rằng, chính là Ngài sẽ xây lại ngôi đền của Hê-rốt (vốn mất 46 năm để xây dựng. Giăng 2:20) trong ba ngày.
Nghiêm trọng hơn, có những nhóm nhà tư tưởng có danh tiếng, họ dường như cũng không hiểu nghĩa bóng là gì, (họ chỉ có thể diễn giải theo nghĩa đen). Một ví dụ điển hình mà tôi đang đề cập đến xảy ra trong cuốn sách “Khải Huyền: Các quan điểm cá nhân đối với Kinh Thánh” (Revelations: Personal Responses to the Books of the Bible), xuất bản năm 2005, một số chuyên gia nổi tiếng ở các lĩnh vực khác nhau đã dùng hiểu biết cá nhân để diễn giải cho nhiều cuốn sách trong Kinh Cựu Ước và Tân Ước.
Nhận biết các nghĩa của Kinh Thánh
Trong sách “Khải Huyền: Các quan điểm cá nhân đối với Kinh Thánh”, tôi rất ngạc nhiên khi tiểu thuyết gia nổi tiếng Louis de Bernieres đàm luận về Sách Job (Sách đề cập về công lý của Chúa trước sự khốn khổ của loài người) và tuyên bố: “Chúa trong câu chuyện (về Job), không phải là một đấng toàn tri (bởi vì Ngài hỏi Satan rằng ông ta đã làm gì)…” Đây là một tuyên bố khá mạnh bạo chống lại Chúa, và không có gì ngạc nhiên khi phần còn lại của cuốn sách thực sự là con dao đâm vào Chúa và thánh danh của Ngài.
Nhưng, bỏ qua những lời cáo buộc chống lại Đức Chúa Trời mà Bernières đã đưa ra (bởi vì, xét cho cùng chúng ta đang sống ở bối cảnh như trong Sách Job), chúng ta làm gì khi xuất hiện việc khẳng định Đức Chúa Trời không thể toàn tri vì Ngài đã đặt câu hỏi cho Satan?
Tại đây, chúng ta trở lại với việc hiểu nghĩa bóng. Bất cứ ai đã thực sự đọc và nghiên cứu Kinh Thánh sẽ biết rằng việc Chúa đặt câu hỏi không hề làm mất đi sự toàn tri của Ngài. Có hàm ý sâu sắc trong việc Ngài đặt câu hỏi và để thấy điều này trong hành động, chúng ta hãy xem xét một số chi tiết trong lần đầu tiên Chúa đặt một câu hỏi. Tình huống sẽ vô cùng quen thuộc với bạn.
Trong Chương 3, sách Sáng Thế Ký (Genesis), chúng ta thấy Adam và Ê-va trong Vườn Địa Đàng vừa ăn trái cây biết thiện ác (trái cấm). Khi nghe bước chân Chúa đi vào vườn, họ liền trốn tránh Ngài. Câu hỏi đầu tiên của Chúa là “Con đang ở đâu?”, hai câu tiếp theo là: “Ai đã chỉ cho con biết mình trần truồng? Có phải con đã ăn trái cây mà Ta cấm đó không?”
Vậy thì đó là Ai – dựa trên ba câu hỏi này – có thể nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã không biết câu trả lời cho họ? Ngôn ngữ luôn có hàm ý, nghịch lý thay, nó là chân lý! Chúng ta chỉ có thể hiểu (sâu hơn) thảm họa xảy ra đối với loài người thuở sơ khai – sai lầm của sự mông muội, sự Sụp Đổ – thông qua thơ ca. Chỉ có thơ ca, tức là thông qua ngôn ngữ tượng hình chúng ta mới có thể hiểu được một cách sâu xa nghĩa ẩn dụ của Đức Chúa Trời hoặc là tư duy của các nhà thông thái.
Nguyên nhân những câu hỏi của Chúa
Vì vậy, chúng ta đặt ra hai câu hỏi. Câu đầu tiên: Tại sao Chúa đặt câu hỏi khi Ngài biết câu trả lời? Tôi nghĩ rằng, giải đáp câu hỏi này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về hàm ý thâm sâu trong những truyện hay huyền thoại mà ban đầu tưởng chừng như là đơn giản.
Điểm đầu tiên có thể thấy sự hiện diện của Chúa “trong bóng mát ban ngày” (chú ý, không phải trong trạng thái của sự nhiệt huyết hay cảm hứng) mà phần nào giống như tiếng nói của lương tâm: Họ biết họ đã làm điều sai, họ biết như vậy; nhưng họ vô tri và muốn che giấu điều đó. Tất nhiên là không thể che giấu. Nếu chúng ta không dám đến bên Chúa, thì Ngài sẽ đến, bước đi, về phía chúng ta.
Sau đó, trong cuộc gặp gỡ riêng tư này (chẳng phải lương tâm cực kỳ thoải mái khi có sự riêng tư?) chúng ta thấy Đức Chúa Trời – biết rõ đáp án cho các câu hỏi của chính Ngài – và theo cách nói của con người hiện đại thì đây là một công việc “khai vấn”. Vâng, Chúa là nhà khai vấn cuối cùng.
Vậy nhà khai vấn làm gì? Bằng cách đặt những câu hỏi, đối tượng tự tìm cách trả lời từ trong nội tâm họ, nhưng họ dường như không thể tiếp cận được câu trả lời. Mục đích các câu hỏi của Chúa là luôn khiến họ tự nhận thức, tự giải thoát bản thân khỏi tình trạng khó khăn của chính mình.
Chúng ta có thể thấy điều này được lặp lại nhiều lần trong Kinh Thánh. Ví dụ, những câu hỏi tiếp theo Chúa nằm trong chương 4 Sách Sáng Thế: Tại sao Cain quá căm tức và xị mặt xuống? Nếu như Cain làm tốt, liệu rằng vẻ mặt của ông ta có rạng rỡ không? Tại đây, một lần nữa, Chúa đang khai vấn cho Cain, cho ông ta những cơ hội để sửa chữa sai lầm, làm đúng những gì Cain biết là sai. Và tất nhiên, Ngài cũng biết rằng việc khai vấn sẽ thất bại. Cain sẽ đi theo con đường riêng của mình.
Theo một cách nào đó, trái ngược với những kết luận của Bernières, Kinh Thánh là một bản ghi chép thiêng liêng khiến con người không thể bào chữa, vì bất chấp những lời cảnh báo và mọi sự khai vấn, con người vẫn có xu hướng đi theo nhận thức cá nhân. Điều này cũng được phản ánh trong các câu chuyện thần thoại trên thế giới (ví dụ:”chiếc hộp Pandora”), giải thích cho những tình huống của tội ác và các tệ nạn xã hội không thể giải quyết mà chúng ta hiện nay đang phải đối mặt. Bên trong những câu chuyện như vậy luôn ẩn chứa những hàm ý sâu xa.
Nhưng điều đó dẫn đến câu hỏi thứ hai mà chúng tôi đã nói là liên quan đến việc Đức Chúa Trời đặt câu hỏi và sự toàn tri của Ngài. Cũng giống như cách chúng tôi nêu vấn đề với Bernières, đó là một sự nhận biết không đầy đủ về Kinh Thánh, do vậy bản thân chúng ta cần phải thận trọng. Câu hỏi thứ hai liên quan tới thực tế là câu hỏi của Chúa không phải là câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong Kinh Thánh. Chúng ta thấy rằng câu hỏi đầu tiên trong lịch sử loài người (hiểu theo nghĩa bóng) được đặt ra bởi một nhân vật khác, nhân vật này cũng xuất hiện trong Sách Job: đó là Satan.
Phần 2 của bài viết này sẽ diễn giải câu hỏi đó, về nhân vật ấy cũng như ý nghĩa của ông ta đối với chúng ta trong thời đại hiện nay. Và để có thể hiểu thấu hàm ý đòi hỏi phải diễn giải theo nghĩa bóng, phép ẩn dụ.
(còn tiếp)
James Sale
Thuần Thanh biên dịch
Xem thêm: