Cách dạy con trở thành đứa trẻ hiểu biết, chu đáo, lịch thiệp
Ngày nay cha mẹ thường có xu hướng chiều chuộng con cái quá mức mà quên việc dạy dỗ hướng dẫn trẻ hình thành nhân cách tốt đẹp.
Một đứa trẻ sẽ không tự nhiên trở thành hiểu biết, quan tâm, chu đáo, lịch sự và tử tế, điều đó được hình thành chỉ bảo, hướng dẫn từ cha mẹ.
Vậy nên cha mẹ hãy để ý, coi trọng dẫn dắt con hướng tới những phẩm chất tốt đẹp. Dưới đây là những gợi ý:
Dành thời gian chuyện trò cùng con
Khi đứa trẻ trưởng thành và bạn ngày càng xa cách với cha mẹ, bạn nhận ra con cái rất ít khi nói chuyện với mình, dường như bọn trẻ có thế giới riêng của nó và cho rằng nó hoàn toàn cách biệt với thế giới của cha mẹ. Những việc trao đổi trong gia đình ngày càng trở nên ít ỏi, chỉ xoay quanh những vấn đề tối thiểu.
Tại sao lại như vậy, đó là bởi vì cha mẹ đã không hình thành thói quen nói chuyện với trẻ từ khi con nhỏ và duy trì nó theo năm tháng. Chính vì thế mà càng ngày việc chuyện trò càng thưa dần rồi vắng hẳn.
Hãy nói chuyện với con về tất cả mọi điều liên quan đến cuộc sống của con, khiến điều đó trở thành một thói quen không thể thiếu trong mối quan hệ cha mẹ con cái. Thông qua đó, khéo léo dạy con những bài học quan trọng về mọi mặt của cuộc sống như hướng dẫn con bày tỏ tình yêu thương, sự quan tâm đối với người khác, cách thể hiện cảm xúc, theo đuổi niềm đam mê,khích lệ con nỗ lực và dạy con vượt qua khó khăn, trở thành một người tử tế, lịch sự và lương thiện, chân thật…
Bạn luôn là tấm gương mà trẻ học theo
Trẻ thường quan sát và học theo một cách vô thức những hành vi ứng xử của bạn. Vì thế hãy thật chú ý vào cách thực hành những giá trị mà bạn muôn con cái noi theo như sự trung thực, đức khiêm tốn, quan tâm đến mọi người, lịch thiệp trong ứng xử, biết xây dựng. Sự thực thì nếu cha mẹ dối trá thì không thể dạy con về sự trung thực. Trẻ sẽ tôn trọng điều bạn nói khi chứng kiến bạn đã có hành động tương tự. Hãy để trẻ tin tưởng bạn như một tấm gương học theo.
Điều đó không có nghĩa rằng bạn phải trở nên hoàn hảo
Hãy trở thành cố vấn tin cậy của con cái ngay cả khi bạn mắc sai lầm. Bạn hãy dạy con đối diện với sai lầm, thừa nhận nó một cách đàng hoàng không che đậy và trò chuyện với trẻ về cách bạn sẽ sửa chữa lỗi lầm như thế nào. Làm như vậy trẻ con sẽ thấy được hậu quả của sai lầm những chúng có sự dũng cảm để sửa chữa chứ không phải dấu giếm vì sợ hãi.
Khi con bạn phải đối mặt với một rắc rối nào đó, hãy giúp trẻ nói ra vấn đề của mình và bắt tay hành động. Khuyến khích trẻ hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề. Cố gắng biến sở thích của con thành việc chính nghĩa mà trẻ nên làm.
Giúp trẻ nhận diện cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn với khả năng tự kiểm soát. Động viên trẻ nhận biết các cảm xúc của mình, cho trẻ công cụ để kiểm soát cảm xúc như hít thở sâu, đếm cho tới khi nào trẻ bình tĩnh trở lại. Bạn cũng thường xuyên nhắc nhở, giúp đỡ trẻ xử lý mâu thuẫn bằng cách lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc mà người khác đang trải qua.
Giao nhiệm vụ để trẻ học cách quan tâm
Khi được giao làm việc nhà, giúp đỡ người khác sẽ là dịp tự nhiên để trẻ thực hành sự quan tâm tới mọi người, trước hết là những thành viên trong gia đình, họ hàng. Ngoài ra, hãy thể hiện sự cảm kích và trân trọng dành cho trẻ, khích lệ trẻ gửi lời cảm ơn tới những người khác như một thói quen trong cuộc sống thường ngày.
Tạo cơ hội để trẻ hành động, tham gia các hoạt động vì người khác. Ví dụ, nếu trẻ thích động vật, bạn có thể tạo điều kiện để con làm tình nguyện viên ở một trung tâm chăm sóc thú hoang. Đừng quên cho trẻ cơ hội để thổ lộ về những vấn đề nan giải liên quan tới đạo đức nảy sinh trong đời sống thực và trên các phương tiện truyền thông.
Thảo luận về các tình huống rồi chia sẻ với trẻ những ý tưởng để xử lý các vấn đề mà trẻ bắt gặp ngay tại nơi mình sinh sống và xa hơn là giúp trẻ kết nối để tham gia bằng nhiều cách vào các vấn đề cộng đồng rộng hơn. Đó là cách để khơi dậy sự quan tâm, trách nhiệm và lòng trắc ẩn của trẻ với cộng đồng và các vấn đề đời sống xã hội.
Giúp trẻ quan tâm tới cộng đồng
Về cơ bản, trẻ chỉ quan tâm tới một nhóm nhỏ gồm bạn bè và người thân. Nhưng để mở rộng giới hạn ấy, bố mẹ nên cố gắng trò chuyện với con về cộng đồng xung quanh, từ những người trong gia tộc, họ hàng, đến hàng xóm khu phố, những vấn đề đang xảy ra trong cộng đồng, xa hơn là các địa phương trong cả nước hay thế giới, những vấn đề mà mọi người đang phải đối mặt.
Thông qua đó cũng giúp trẻ học cách tìm tới những người bạn tin cậy và khích lệ trẻ luôn quan tâm mọi người xung quanh. Nói với trẻ rằng, quan trọng là trẻ tốt bụng và tử tế với mọi người, đồng thời khích lệ trẻ tìm cách giải quyết vấn đề, xử lý mâu thuẫn bằng cách nghĩ đến những tác động tích cực hoặc tiêu cực khi đối đãi với người khác. Bằng cách đó bạn có thể dạy cách trẻ không làm tổn thương người khác mà thay vào đó là sự cảm thông, chia sẻ. Khích lệ trẻ lắng nghe người khác, đặc biệt là những người khác quan điểm, tính cách để củng cố sự thấu hiểu và lòng trắc ẩn.