Các tập đoàn công nghệ sử dụng danh sách Intel của chính phủ nhắm vào những người theo thuyết thượng tôn da trắng
Theo Reuters, một nhóm chống khủng bố tư nhân được thành lập bởi các công ty công nghệ lớn nhất thế giới, bao gồm Facebook, Google và Microsoft, sẽ sử dụng những danh sách do các cơ quan tình báo chính phủ cung cấp cho kho tư liệu của cảnh sát về những người theo thuyết thượng tôn da trắng, dân quân và các nhóm cực đoan khác.
Cơ sở dữ liệu này do Diễn đàn Internet toàn cầu chống khủng bố (GIFCT) duy trì, cho đến gần đây, tập trung vào các video và hình ảnh từ các nhóm khủng bố trong danh sách của Liên Hiệp Quốc, và do đó phần lớn bao gồm nội dung từ các tổ chức Hồi giáo cực đoan như là ISIS, al Qaeda, và phong trào Taliban.
Nhóm này nói với Reuters rằng giờ đây họ sẽ mở rộng đáng kể cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng danh sách từ Ngũ Nhãn—một liên minh các cơ quan tình báo của chính phủ bao gồm Úc, Canada, New Zealand, Anh Quốc và Hoa Kỳ—để nhắm mục tiêu vào những người theo thuyết thượng tôn da trắng và lực lượng dân quân, bao gồm các nhóm như Proud Boys, Three Percenters, và tân Quốc Xã.
GIFCT đã không phúc đáp ngay yêu cầu cung cấp thêm thông tin chi tiết hoặc bình luận về việc hợp tác với Ngũ Nhãn. Theo báo cáo được công bố trên trang web của mình trong tháng này, nhóm cho biết họ sẽ nhắm mục tiêu vào “những tổ chức mà Ngũ Nhãn đã chỉ định là các tổ chức khủng bố cực đoan cực hữu.”
Các thành viên của GIFCT chia sẻ “các hàm băm” (hash), sự biểu thị [dữ liệu] qua con số cố định của các phần nội dung gốc đã bị xóa khỏi các dịch vụ của họ. Các nền tảng khác sử dụng chúng để xác định cùng một nội dung trên các trang web của riêng họ nhằm xem xét hoặc xóa nội dung đó.
Mười bốn công ty có thể truy cập cơ sở dữ liệu GIFCT trên nội dung bị xóa, bao gồm Reddit, Snap của chủ sở hữu Snapchat, Instagram thuộc sở hữu của Facebook, Verizon Media, Microsoft’s LinkedIn và dịch vụ chia sẻ tệp Dropbox. Nhóm này gần đây đã thêm vào một công ty cho thuê bất động sản lớn là Airbnb và công ty tiếp thị qua email Mailchimp làm thành viên của mình.
GIFCT đã phải đối mặt với những lời chỉ trích và lo ngại từ một số nhóm nhân quyền và kỹ thuật số về việc kiểm duyệt quá tập trung hoặc quá rộng.
Bà Emma Llanso, giám đốc tự do ngôn luận tại Trung tâm Dân chủ và Công nghệ, cho biết trong một tuyên bố: “Việc mở rộng cơ sở dữ liệu hàm băm GIFCT này chỉ tăng cường nhu cầu của GIFCT để cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các tài nguyên chặn nội dung này. Khi cơ sở dữ liệu này mở rộng ra thì nguy cơ gỡ xuống do nhầm lẫn lại tăng lên.”
Giám đốc điều hành của GIFCT Nicholas Rasmussen nói rằng “việc đạt được thành tích quá mức sẽ khiến quý vị có hướng vi phạm quyền của một người nào đó trên internet để tham gia vào vấn đề tự do ngôn luận.”
Các tập đoàn công nghệ lớn đã cùng nhau tạo ra GIFCT vào năm 2017 dưới áp lực từ các chính phủ Hoa Kỳ và Âu Châu sau một loạt vụ tấn công gây thương vong ở Paris và Brussels. Cơ sở dữ liệu của nhóm này chủ yếu chứa dấu vân tay kỹ thuật số của video và hình ảnh liên quan đến các nhóm trong danh sách trừng phạt hợp nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và một số vụ tấn công được phát trực tiếp cụ thể, chẳng hạn như vụ xả súng vào nhà thờ Hồi giáo năm 2019 ở Christchurch, New Zealand.
Do Ivan Pentchoukov thực hiện
Với sự đóng góp của Reuters
Hồng Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: