Bundesbank: Các ngân hàng Đức gặp rủi ro bong bóng nhà ở; nên thiết lập dự phòng
Hôm thứ Năm (25/11),trong một báo cáo về tình hình ổn định thường xuyên, Bundesbank cho biết, các ngân hàng của Đức ngày càng dễ bị tổn thương bởi thị trường địa ốc được định giá quá cao và các cơ quan tài chính nên buộc các bên cho vay thiết lập vốn dự phòng.
Ngân hàng trung ương cho biết, khi bắt đầu đại dịch Đức đã cắt giảm cái gọi là yêu cầu về dự phòng chống chu kỳ (countercyclical buffer) cho các ngân hàng xuống mức 0, nhưng giờ đây tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và cho vay của ngân hàng đang diễn ra nhanh chóng, vì vậy họ nên buộc phải giữ [dự trữ] nhiều vốn hơn để chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn.
Phó Chủ tịch của Bundesbank, bà Claudia Buch, cho biết trong một tuyên bố: “Dự phòng vốn chống chu kỳ nên được xây dựng trở lại sớm.”
Bundesbank nói thêm, dự phòng, hiện ở mức 0, được đặt ở mức 0.25% tổng mức [vốn] có rủi ro của các ngân hàng trước đại dịch nhưng mức tín dụng hiện nay cho thấy có thể cần tới một mức [dự phòng] thậm chí cao hơn.
Bundesbank cho biết, khoản dự phòng này không tính đến thị trường địa ốc đang bùng nổ, vốn đòi hỏi sự giám sát cẩn trọng và hành động tiềm năng của các cơ quan quản lý.
Giá địa ốc tiếp tục tăng cao và các chỉ số cho thấy mức tăng tiếp theo vẫn sẽ diễn ra, khiến địa ốc bị định giá quá cao khi tốc độ tăng giá và giá thuê vượt xa thu nhập.
Ngân hàng này cho biết, “Sự phóng đại về giá trên thị trường bất động sản nhà ở có xu hướng tăng hơn nữa. Các ước tính của ngân hàng Bundesbank vào khoảng từ 10% đến 30% ở Đức vào năm 2020.”
Điều này có nghĩa là các ngân hàng có thể định giá giá trị của tài sản thế chấp của khoản vay quá cao, khiến ngân hàng có rủi ro bị tổn thất lớn trong trường hợp giá điều chỉnh.
Bundesbank cho biết thêm, các ngân hàng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất vì phần lớn các khoản cho vay dài hạn của họ là có mức lãi suất cố định, đặc biệt là trong trường hợp cho vay có thế chấp.
Theo Reuters
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: