BOJ: khủng hoảng ở Ukraine có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Nhật Bản do giá nhiên liệu tăng
Một nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương cho biết hôm 02/03, cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể làm tổn hại nền kinh tế Nhật Bản bằng cách đẩy giá cả nhiên liệu và hàng hóa mà các gia đình và công ty phải trả.
Bà Junko Nakagawa, thành viên hội đồng quản trị của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), cho biết lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản có thể nhanh chóng đạt đến mục tiêu 2% khó khăn của ngân hàng trung ương một phần do chi phí năng lượng tăng mạnh do cuộc khủng hoảng ở Ukriane gây ra.
Bà Nakagawa cho biết, nhưng chỉ riêng sự gia tăng lạm phát như vậy sẽ không phải là lý do để rút lại các biện pháp kích thích, đồng thời cho biết thêm rằng nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau những tổn thương do đại dịch.
Bà nói: Cần thêm thời gian để đánh giá tác động của chiến tranh Ukraine đối với nền kinh tế Nhật Bản, có thể ảnh hưởng không chỉ thông qua thương mại mà còn do sự biến động của thị trường và chi phí nguyên liệu thô tăng.
Bà Nakagawa nói trong một cuộc họp, “Trong khi giá năng lượng và thực phẩm có thể tăng, những hành động như vậy có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản nếu chúng làm tổn hại đến lợi nhuận doanh nghiệp và thu nhập hộ gia đình.”
Bà Nakagawa, nhà hoạch định chính sách đầu tiên của BOJ cho biết: “Chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng các diễn biến [ở Ukraine] hơn để xác định liệu chúng có bảo đảm một sự thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ hay không .
Trong khi chi phí nguyên vật liệu tăng cao đã đẩy giá bán buôn ở Nhật Bản lên cao, lạm phát tiêu dùng cốt lõi ở mức 0.2% trong tháng Một [đặt] lên chi tiêu gia đình và tăng trưởng tiền lương yếu.
Tuy nhiên, các nhà phân tích kỳ vọng lạm phát tiêu dùng cốt lõi sẽ tăng lên đến mục tiêu 2% của BOJ từ tháng tới, khi lực cản từ việc cắt giảm phí điện thoại di động tiêu tan và chi phí dầu tăng cao sẽ thúc đẩy hóa đơn xăng và điện.
Bà Nakagawa cho biết trong một bài phát biểu trước cuộc họp, “Trong thời điểm hiện tại, áp lực lạm phát sẽ vẫn còn mạnh mẽ, chủ yếu đối với năng lượng, thực phẩm, và hàng công nghiệp,” nói thêm rằng sự tăng trưởng hàng năm của giá tiêu dùng cốt lõi có thể “tăng nhanh tới gần 2%.”
Bà nói: “Ngay cả khi điều đó xảy ra, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố [thúc đẩy giá lên] và liệu các nền tảng kinh tế căn bản của Nhật Bản có đủ mạnh để làm cho mức tăng giá đó bền vững hay không.
Nhận xét này làm tăng cơ hội BOJ sẽ nâng cấp dự báo lạm phát của mình trong một bản đánh giá hàng quý về các dự báo của mình vào tháng Tư. Trong các dự báo hiện tại, họ kỳ vọng lạm phát tiêu dùng cốt lõi sẽ đạt 1.1% trong năm tài chính bắt đầu vào tháng Tư.
Việc Nhật Bản phụ thuộc vào nhiên liệu và nhập cảng lương thực khiến nền kinh tế nước này dễ bị tổn thương do giá hàng hóa cao hơn, gây thêm khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách lo lắng về tác động đối với tăng trưởng từ đại dịch.
Trước tình hình lạm phát thấp và sự phục hồi mong manh của Nhật Bản, Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda đã nhiều lần cho biết ngân hàng không có ý định đi theo bước chân của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ trong việc thắt chặt chính sách.
Do Leika Kihara của Reuters thực hiện
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: