Bí mật trong tác phẩm kinh điển: Nhã nhạc là gì?
Nhã nhạc, là âm nhạc cung đình thời xưa của Trung Quốc. Nhã có nghĩa là ngay chính, đặc điểm của nhã nhạc chính là trung chính bình hòa, trang trọng tiêu mặc. Chu Công chế lễ tác nhạc, sau khi hoàn chỉnh hệ thống nhã nhạc, đem âm nhạc, vũ đạo và lễ tiết cung đình, tế tự ở giao miếu, kết hợp với hoạt động tôn giáo, dùng để giáo hóa sinh hoạt và lễ nghi cho quý tộc. Vân môn của Hoàng Đế, Hàm trì của Nghiêu Đế, Đại thiều của Thuấn Đế, Đại Hạ của Hạ Vũ, Đại hoạch của Thương Thang, Đại Vũ của Vũ Vương, đều là nhã đương thời và được xem là các điệu múa của sáu triều đại.
Trong hoạt động lễ nghi của triều đại nhà Chu, âm nhạc sử dụng trong những trường hợp khác nhau được quy định nghiêm ngặt khác biệt, để đối ứng phù hợp giữa nội hàm và cách đi đứng. Nó khiến cho những người tham gia điển lễ cảm nhận được không khí trang nghiêm, cao nhã, tường hòa. Các ca từ chủ yếu dùng trong âm nhạc điển lễ đa phần lấy từ “Đại nhã”, “Tiểu nhã” trong “Kinh Thi” và trong “Tụng”; một số ít lấy từ “Nam”.
Theo sự suy vi của nhà Chu, luân lý và đạo đức dần dần bại hoại, dục vọng con người tăng lên, phóng túng trạng thái cá nhân ngày càng nghiêm trọng; sự bình hòa và trang trọng trong nội tâm giới quý tộc đã tan rã, bắt đầu không dung nhập nhã nhạc thuần chính, chuyển sự chú ý đến âm nhạc dân gian.
Căn cứ ghi chép trong Nhạc ký, Ngụy Văn Hầu “đội mũ miện nghe cổ nhạc, chỉ sợ nằm: nghe âm nhạc của Trịnh, Vệ sẽ không biết mệt mỏi”, ý nói là Ngụy Văn Hầu mặc y thường chỉnh tề nghe nhã nhạc, tinh thần không tốt thường có trạng thái bất thường nguy hiểm khi nằm ngủ; nhưng khi nghe đến âm nhạc êm ái của Trịnh quốc và Vệ quốc, thì rất có tinh thần, nghe nhiều cũng không biết mệt mỏi.
Nhân đó, Khổng Tử cảm thán rằng: “Lễ đã chết, nhạc đã mất rồi”.
Tuyển từ “bí mật trong các tác phẩm kinh điển – Độc câu hàn giang tuyết”/ Nhà xuất bản Văn Tân.
Văn Dật Phi thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Mời quý độc giả xem bản gốc từ Epochtimes Hoa ngữ