Bệnh viện Thẩm Quyến chúc mừng kỷ lục 1,000 ca phẫu thuật gây rúng động và hé lộ nhiều sự mờ ám
[Epoch Times 10/02/2021] Chính vào thời điểm virus Trung cộng (viêm phổi ở Vũ Hán) đang hoành hành khắp Trung Quốc, Bệnh viện Nhân dân số 2 Thẩm Quyến mới đây đã phát đi văn bản “Nhiệt liệt chúc mừng khoa phẫu thuật lồng ngực trong năm 2020 đã đạt hơn 1,000 ca”, việc này gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều sự mờ ám của bệnh viện cũng khiến dư luận chú ý.
Hôm 08/02, Bệnh viện Nhân dân số 2 Thẩm Quyến đã có bài đăng trên nền tảng mạng xã hội toutiao.com, sử dụng tài khoản chính thức của bệnh viện để đăng một tin. Trong tin nói, nhân dịp năm mới, Bệnh viện Nhân dân số 2 Thẩm Quyến đã tổ chức lễ kỷ niệm chúc mừng Khoa phẫu thuật lồng ngực của bệnh viện trong năm 2020 đã phẫu thuật được 1,150 ca. Nhiều hình ảnh trong bài báo cho thấy, các nhân viên bệnh viện tham gia lễ kỷ niệm đều choàng khăn màu đỏ, phía sau treo băng rôn có dòng chữ chúc mừng, phía trước còn đặt một chiếc bánh kem lớn.
Theo truyền thông Trung Quốc đại lục đưa tin, vào ngày 09/02, các nhân viên ban tuyên truyền của Bệnh viện Nhân dân số 2 Thẩm Quyến phản hồi rằng, việc tổ chức sự kiện này đã được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện. Các nhân viên thừa nhận đây là “dùng từ ngữ không thích hợp” và bài đăng đã bị xóa.
Vụ việc nói trên kế tiếp vụ Bệnh viện Nhân dân quận Vũ Hầu, thành phố Thành Đô, treo biểu ngữ “nhiệt liệt chúc mừng” sau khi được chỉ định làm xét nghiệm axit nucleic, lại dấy lên một vụ bê bối “ăn mừng” của ngành y.
21 giờ sau khi thông tin của Bệnh viện Nhân dân số 2 Thẩm Quyến được đăng tải, số lượng bình luận lên tới gần 2,700 lượt. Sự việc này khiến nhiều cư dân mạng liên tưởng đến mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân, và hầu hết đều tỏ ra không hài lòng với bài đăng.
“Giả sử chi phí trung bình cho mỗi ca phẫu thuật là 100,000 NDT, một khoa phẫu thuật có thể thu về 100 triệu NDT mỗi năm. Vấn đề đặt ra ở đây là có bao nhiêu trường hợp không cần phẫu thuật? Người xưa có câu nói rằng: Chỉ nguyện trên thế giới không có bệnh, thà rằng thuốc trên kệ phủ đầy bụi.”
“Không biết có bao nhiêu người đã bị phẫu thuật oan? Hiện nay, bác sĩ thiếu y đức chiếm số đông, rất nhiều bệnh viện chỉ vì chạy theo lợi nhuận, vốn không cần phẫu thuật nhưng cứ phẫu thuật để kiếm tiền”.
“Bệnh nhân có bệnh cần phẫu thuật phải chịu sự nguy hiểm đến tính mạng và đau đớn, vậy mà bệnh viện lại chúc mừng thành tích này, viện trưởng của bệnh viện này có phải là người bị bại não không? Đúng là không bằng cầm thú, rõ ràng là viết treo trên cửa lớn là hân hoan chào đón, có phải là hỏa táng được đầy 1,000 người cũng nên chúc mừng chúc mừng không?”
Hồ sơ trò chuyện của bác sĩ tiết lộ chi phí bệnh viện mờ ám
Căn cứ vào thông tin chính thức, Bệnh viện Nhân dân số 2 Thẩm Quyến (còn được gọi là “Bệnh viện trực thuộc số 1 của Đại học Thẩm Quyến”), là một bệnh viện công ở Thẩm Quyến, là bệnh viện hạng A cấp 3 quốc gia và trực thuộc Ủy ban Y tế Thành phố Thẩm Quyến.
Trước đó, những cảnh mờ ám và bê bối của Bệnh viện Nhân dân số 2 Thẩm Quyến (gọi tắt là “Bệnh viện số 2 Thẩm Quyến”) đã nhiều lần bị giới truyền thông phanh phui.
Vào tháng 10/2012, một cư dân mạng đã đăng một bài có tiêu đề “Trò chuyện QQ lộ rõ sự mờ ám chấn động của bệnh viện Thẩm Quyến”, gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng.
Theo tờ “Đô thị Phương nam”, người đăng có nick “người ngoài hành tinh sz” nói rằng, anh ta đã nằm ở Bệnh viện số 2 Thẩm Quyến vài ngày trước, một buổi chiều anh đến văn phòng để tìm bác sĩ, bác sĩ không có ở đó, nhưng máy tính đã bật. Anh vô tình xem được đoạn ghi âm trò chuyện trên máy tính thì phát hiện được một tin “động trời”, anh lấy điện thoại di động chụp lại và đưa hình ảnh đó và hai tờ hóa đơn viện phí lên mạng.
Trong số bốn bức ảnh, hai bức là ảnh ghi lại cuộc trò chuyện, và hai bức là biên lai hóa đơn của Bệnh viện số 2 Thẩm Quyến. Trong cuộc trò chuyện, cuộc trao đổi giữa hai bên chủ yếu xoay quanh chi phí phẫu thuật của bệnh viện. “Ctouch” nói, “ở đây làm phẫu thuật tuyến giáp thì chúng tôi tính thêm phí thăm dò dây thần kinh thanh quản quặt ngược 750 NDT”, đã thu gần 7, 8 năm rồi” và còn nói rằng bệnh viện “thực hiện 5 hoặc 6 ca phẫu thuật tuyến giáp mỗi ngày,” mỗi năm có đến hơn 1,000 ca như vậy.
“Ctouch” thậm chí còn tiết lộ rằng phẫu thuật ngực còn kinh khủng hơn nữa, “hai bên vú có hai khối u, thì chủ nhiệm của chúng tôi sẽ phải làm 2 lần.” Như vậy có thể sử dụng hai con dao, và mỗi lần dùng dao có thể có được tiền hoa hồng 700 đến 800 NDT, anh ta cũng tiết lộ rằng chủ nhiệm của họ thích sử dụng hóa trị nhất vì lợi nhuận thu được cao hơn.
Người đăng tải còn dán hai tờ thông báo phí phẫu thuật có đề tên Bệnh viện số 2. Ngoài tên bệnh nhân bị bôi và che khuất, còn thấy rõ tuổi, số bệnh nhân, số giường bệnh và các thông tin khác. Trong đó, ở cột phí phẫu thuật của hai hóa đơn, chi phí cộng dồn lần lượt là 2,700 NDT và 2,550 NDT. Tuy nhiên, Bệnh viện số 2 Thẩm Quyến đã phủ nhận điều này và báo cảnh sát.
Bê bối ở Bệnh viện số 2 Thẩm Quyến
Theo báo cáo của tờ “Báo tin nhanh” (https://www.xkb.com.cn/), vào tháng 3/2012, cựu binh Tạ Kiến Quân đột nhiên cảm thấy đau tim và được đưa đến Bệnh viện số 2 Thẩm Quyến để phẫu thuật. Theo lời kể của người nhà, sau khi được đẩy ra khỏi phòng mổ chân tay bệnh nhân rất lạnh và cứng. “Nếu như mới chết thì chân tay bệnh nhân sẽ không thể cứng như thế được”.
Về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Tạ Kiến Quân, gia đình nghi ngờ bác sĩ cắm nhầm mạch máu dẫn đến tử vong. “Bác sĩ cắm nhầm vào mạch máu rồi, lần thứ nhất cắm sai, lần thứ 2 cắm sai, lần thứ 3 cũng lại sai, như vậy thì người ra đi thôi.”
Sau khi vụ việc xảy ra, hàng trăm người thân và bạn bè của người quá cố đã tập trung trước cổng bệnh viện và yêu cầu thương lượng với bệnh viện, sau đó cảnh sát Thẩm Quyến đã tức tốc tới hiện trường để “duy trì sự ổn định”.
Vào tháng 11/2011, một số người dân đã nói với báo chí, tiết lộ rằng Khoa gây mê của Bệnh viện số 2 Thẩm Quyến có tồn tại vấn đề như bán thuốc giá cao, sử dụng thuốc “không đủ liều”, và sử dụng cùng một ống thuốc gây mê tiêm cho nhiều bệnh nhân. Sau khi sự việc xảy ra, chủ nhiệm khoa gây mê hồi sức đã bị đình chỉ công tác.
Vào tháng 6 cùng năm, Quách Giang Đào, một người làm thuê vì bị bỏng, đã đến Bệnh viện số 2 Thẩm Quyến để ghép da, nhưng sáu tháng sau ca phẫu thuật, mu bàn tay vẫn bị đau và sưng tấy. Vài tháng sau, anh phát hiện có một chiếc đinh trên vết thương. Phía bệnh viện thừa nhận bác sĩ quên lấy đinh trong lúc mổ và hứa “lấy đinh miễn phí” nhưng không chịu bồi thường cho bệnh nhân.
Ngoài ra, Bệnh viện Nhân dân số 2 Thẩm Quyến đã bị Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công ở hải ngoại đưa vào danh sách điều tra, điều tra cho thấy vì không đủ tiêu chuẩn nên Bệnh viện Nhân dân số 2 Thẩm Quyến đã không đạt kết quả trong đợt xét duyệt tiêu chuẩn năm 2007 của Bộ Y tế Trung Cộng. Tuy nhiên, từ tháng 4/2001 đến tháng 4/2007, bệnh viện đã thực hiện 184 ca ghép thận, từ tháng 9/2001 đến tháng 6/2003, đã hoàn thành 3 ca ghép gan.
Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) cho biết trong một thông báo rằng, kể từ năm 2000, đã có một số lượng lớn bệnh viện quy mô lớn nhỏ khác nhau ở các thành phố và thị trấn lớn nhỏ khác nhau ở khắp các tỉnh trong Trung Quốc đại lục tham gia mổ lấy nội tạng và ghép tạng, thời gian và số ca lấy và ghép tạng tăng lên nhanh chóng, trùng hợp với thời điểm Trung Cộng tiến hành bức hại có tính hủy diệt hàng loạt học viên Pháp Luân Công.
Li Qiong
Sương Sương biên dịch
Xem thêm: