Báo cáo: TikTok ‘đang đầu độc’ tâm trí giới trẻ với thúc đẩy chứng rối loạn ăn uống, tự làm hại bản thân, và tự tử
Một báo cáo mới của Trung tâm Chống Sự căm ghét Điện toán (CCDH) tiết lộ rằng nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc TikTok đang đưa nội dung có hại liên quan đến hành vi tự làm hại bản thân và chứng rối loạn ăn uống vào nguồn cấp dữ liệu của trẻ em.
Trong nghiên cứu của mình, CCDH đã thiết lập các tài khoản đóng giả là những thanh thiếu niên 13 tuổi ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, và Úc. Một tài khoản ở mỗi quốc gia đã được gán một tên nữ nhi truyền thống. Một tài khoản thứ hai cũng được tạo ở mỗi quốc gia với tên người dùng có chứa các ký tự “giảm cân” bên cạnh danh tính. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng những ký tự này sau khi nhận thấy rằng những người mắc các vấn đề như rối loạn hình thể thường thể hiện tình trạng của họ thông qua tên người dùng.
Sau đó, nhóm đã xem xét 30 phút đầu tiên của nội dung do TikTok đề nghị trong nguồn cấp dữ liệu “Dành cho quý vị” của các tài khoản này. Khi các video có nội dung nguy hiểm tiềm tàng về rối loạn ăn uống, tự làm hại bản thân, hoặc các vấn đề về tâm thần được trình chiếu, các nhà nghiên cứu này sẽ tạm dừng và bấm thích video đó, giống như một thanh thiếu niên điển hình.
Trung bình cứ sau 39 giây, các video về hình ảnh cơ thể và sức khỏe tinh thần được gửi đến các tài khoản này. Nội dung đề cập đến việc tự tử được hiển thị trên một tài khoản trong vòng hai phút rưỡi. Một tài khoản đã nhận được nội dung về rối loạn ăn uống trong vòng tám phút.
Các tài khoản có ký tự “giảm cân” nhận được nội dung có hại nhiều gấp ba lần so với các tài khoản khác. Ngoài ra, những tài khoản này cũng được tiếp cận với các video tự tử và tự làm hại bản thân nhiều hơn gấp 12 lần. Theo CCDH, một cộng đồng về rối loạn ăn uống được tổ chức trên TikTok đã có hơn 13.2 tỷ lượt xem video.
Nội dung có hại
Ông Imran Ahmed, Giám đốc điều hành của CCDH, cho rằng TikTok được thiết kế để tác động đến người dùng trẻ tuổi vứt bỏ thời gian và sự chú ý của họ. Nghiên cứu trên đã chứng minh rằng ứng dụng này cũng đang “đầu độc tâm trí họ.”
Theo báo cáo trên, ông nói: “Ứng dụng này khuyến khích trẻ em căm ghét cơ thể của chính mình và có những gợi ý cực đoan về việc tự làm hại bản thân và rối loạn, có khả năng gây tử vong, thái độ đối với thực phẩm.”
“Các bậc cha mẹ sẽ bàng hoàng khi biết sự thật này và sẽ phẫn nộ vì các nhà lập pháp không bảo vệ được giới trẻ trước các tỷ phú Đại công ty Công nghệ (Big Tech), vô vàn các ứng dụng truyền thông xã hội của họ, và các thuật toán ngày càng mạnh mẽ.”
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP, ông Josh Golin, giám đốc điều hành của Fairplay, một tổ chức bất vụ lợi chuyên bảo vệ trẻ em trực tuyến, lưu ý rằng TikTok là nền tảng duy nhất không bảo vệ được người dùng nhỏ tuổi trước nội dung độc hại. Ông nói thêm, ứng dụng này cũng tham gia vào việc thu thập dữ liệu tích cực.
Trong một tuyên bố, một phát ngôn viên của TikTok đã đặt câu hỏi về kết luận của nghiên cứu này, và khẳng định rằng kết quả đã bị sai lệch do các nhà nghiên cứu không sử dụng ứng dụng này như những người dùng thông thường.
Tác hại lâu dài của TikTok
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với The Epoch Times, ông Anthony Luczak, một điều dưỡng viên chuyên khoa về chăm sóc ban đầu cho trẻ em, đã cảnh báo rằng ứng dụng truyền thông xã hội do Trung Quốc sở hữu này đang hoạt động “giống như một công cụ tâm lý chiến” nhằm làm suy yếu sức khỏe tâm lý của một nhóm người dân của quốc gia đối thủ.
Ông cho biết: Mặc dù các xu hướng có hại vốn phổ biến trên mạng xã hội, nhưng TikTok khác biệt ở chỗ nó “dường như điều chỉnh” nội dung có hại của nó tùy thuộc vào người dùng.
“TikTok đang tích cực cố gắng biến mỗi người sử dụng ứng dụng này trở thành một phiên bản tồi tệ hơn của chính họ, và điều này cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em.”
Ứng dụng này dường như biết được những đứa trẻ nào có xu hướng tiêu cực như lo âu, sử dụng ma túy, khiêu dâm, trầm cảm, hoặc các hoạt động tội phạm và “khai thác những xu hướng đó,” ông nói.
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times