Bắc Kinh bất chấp mọi giá trợ giúp cho Taliban
Sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan hôm 15/08 là một thảm họa đối với chính phủ Tổng thống (TT) Biden, nhưng nó đã tạo tiền đề cho cuộc cạnh tranh khu vực Trung Á mới giữa Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.
Trung Cộng đã trợ giúp Taliban trong việc đẩy cả chính phủ Afghanistan và Hoa Kỳ ra khỏi khu vực này.
Nga cũng rất quan tâm đến việc dõi theo tình hình bất ổn đang được duy trì tại Afghanistan trong thời điểm hiện tại, nhưng họ có một sứ mệnh lớn hơn nữa là bảo đảm rằng các hoạt động của Taliban (và các tổ chức Hồi giáo cực đoan khác) không vượt qua biên giới phía bắc Afghanistan tiến vào năm quốc gia Trung Á. Moscow hy vọng sẽ ép buộc các nước này quay trở lại liên minh chặt chẽ với Nga thông qua nhu cầu hỗ trợ an ninh để chống lại Taliban.
Nga hy vọng rằng họ có thể khôi phục quyền bá chủ của mình đối với khu vực Trung Á và bắt tay với Iran-một quốc gia vẫn đang chống lại Hoa Kỳ. Đây là cực điểm của “Ván Cờ Lớn” (Great Game) hồi thế kỷ 18 và 19. Điều này sẽ mang lại cho Nga ảnh hưởng tổng thể tới Vịnh Ba Tư và Ấn Độ Dương thông qua Iran và Afghanistan thời hậu Hoa Kỳ.
Bối cảnh hậu Hoa Kỳ ở Afghanistan cho thấy triển vọng của một số hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh. Bắc Kinh cũng tìm cách củng cố phạm vi tiếp cận của họ tới Ấn Độ Dương và Trung Đông, và tin rằng, nếu họ có thể giành được ảnh hưởng lên Afghanistan, ở một mức độ nào đó điều này có thể bù đắp cho những gì họ biết là Ấn Độ đang lên kế hoạch cắt đứt các liên kết trên bộ hiện có giữa Trung Quốc và Ấn Độ Dương qua Pakistan.
Sự cạnh tranh Trung-Nga ngày càng cao thể hiện sự chia rẽ giữa Moscow-Bắc Kinh ngày càng leo thang, một điều vốn giải thích cho—và trái ngược với—việc hợp tác ngoài mặt giữa hai cường quốc này. Sự phân cực giữa việc hợp tác ngoài mặt mà thực chất bên trọng lại là cạnh tranh này là đặc điểm tiêu chuẩn trong học thuyết về hành vi của Liên Xô, và sau đó là Bắc Kinh, trong thế kỷ qua dưới triết lý “chung sống hòa bình.”
Cấp độ cạnh tranh thứ hai tại khu vực này, có liên quan mật thiết đến sự cạnh tranh Trung-Nga tại Afghanistan và Trung Á, đang hình thành giữa Ấn Độ và Pakistan, trong đó Iran có thể tái xuất hiện như một nhân tố sớm hơn dự đoán. Thật vậy, tất cả những sách lược của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan, Iran và cả năm quốc gia Trung Á đều có liên quan với nhau.
Lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Hoa Kỳ đã không còn là một nhân tố chính ở khu vực Trung Á.
Vị thế của Hoa Kỳ ở Trung Á và Afghanistan đã được thiết lập lại một cách lặng lẽ dưới thời chính phủ cựu TT Donald Trump (2017-2021). Vị thế ấy đã bị mất đi do TT Joe Biden đã vội vàng loại bỏ hỗ trợ an ninh cho chính phủ Afghanistan của TT Ashraf Ghani. Điều này cũng thể hiện rõ ràng từ việc các quan chức Trung Cộng đưa ra bình luận vào 07/2021 rằng Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận với Taliban để [Taliban] hạn chế hỗ trợ cho người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc.
Kết quả là, hai thập kỷ kinh nghiệm của Hoa Kỳ và NATO ở Afghanistan và ba thập kỷ làm việc với các quốc gia Trung Á thời hậu Xô Viết chẳng mang lại kết quả gì, hoặc rất ít. Kỳ vọng của các quốc gia Trung Á về việc tiếp cận thị trường toàn cầu mà không phụ thuộc vào Nga hay Trung Quốc đã bị tổn hại. Giờ đây, trước mối đe dọa về bất ổn khu vực ở Afghanistan, được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ chu đáo của Bắc Kinh dành cho Taliban, năm quốc gia Trung Á—và đặc biệt là Uzbekistan—buộc phải quay về vị thế phụ thuộc vào Moscow để được hỗ trợ an ninh.
Thế nên, chính phủ TT Biden đã đến “kịp thời” để Moscow và Bắc Kinh ngăn chặn Hoa Kỳ đạt được mục tiêu của ông Trump là cung cấp một cầu lục địa cho năm quốc gia Trung Á (Kazakhstan, Cộng Hòa Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan và Uzbekistan) nối tới Ấn Độ Dương.
Mối liên kết đó lẽ ra sẽ cung cấp một lối thoát thương mại đến Ấn Độ Dương, và do đó giúp họ không phải chuyển hàng xuất cảng và nhập cảng qua Nga và Trung Quốc. Nhưng hy vọng đó giờ đã tan biến.
Bắc Kinh buộc phải thúc đẩy tình trạng bất ổn tại Afghanistan để giúp bù lại một chiến dịch quân sự tiềm năng của Ấn Độ qua phần phía bắc của Azad (Tự do) Kashmir, hiện do Pakistan nắm giữ, vào Afghanistan. Điều này sẽ cho phép Ấn Độ tiếp cận đất liền với Trung Á và từ chối cầu lục địa của Trung Quốc qua Azad Kashmir và Xa lộ Karakoram đến cảng Gwadar của Pakistan.
Ấn Độ đã không điều động khoảng 900,000 binh lính và cảnh sát vào chính quyền tự trị Kashmir của họ vào năm 2019 chỉ để trấn áp một phong trào khủng bố Hồi giáo nhỏ. Sau đó, quốc gia này thậm chí còn định vị trước cho một nước đi để cắt Xa lộ Karakoram nối Trung Quốc-Pakistan và tạo cầu nối đất liền của riêng mình đến Trung Á, vượt qua Trung Quốc [trong việc mở rộng phạm vi] về phía Tây của nước này.
Tổng kết lại, nếu Ấn Độ có thể tạo cầu lục địa của riêng mình đến Afghanistan và thực hiện thỏa thuận của riêng mình với Taliban, thì nước này vẫn có thể đưa ra triển vọng về một kết nối đường sắt/đường bộ từ Ấn Độ và các cảng biển của nước này tới Tashkent, Uzbekistan, vẫn vươn xa khỏi Moscow và Bắc Kinh.
Vì thế, Ván Cờ Lớn đang hồi sinh!
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Gregory Copley là chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington. Sinh ra ở Úc, Ông Copley là một thành viên của Order of Australia, là doanh nhân, nhà văn, cố vấn chính phủ và biên tập viên xuất bản quốc phòng. Cuốn sách mới nhất của ông là ‘The New Total War of the 21st Century’ (Tạm dịch: Cuộc chiến toàn diện mới của thế kỷ 21) và ‘The Trigger of the Fear Pandemic’ (tạm dịch: Sự kích hoạt nỗi sợ hãi của Đại dịch).
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: