3 nước nhỏ đáp lại cứng rắn, uy tín của Trung Cộng giảm sút nghiêm trọng
Năm 2020 đã đi qua, trong một năm này, ĐCSTQ vì cố ý gieo rắc virus trên toàn cầu dẫn đến số người bị lây nhiễm và tử vong vô cùng lớn, cùng với việc can dự vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ nên gặp phải sự đối đầu trước nay chưa từng có của chính quyền Tổng thống Trump.
Việc Trung Cộng che giấu sự thật về virus cũng gây nên sự bất mãn ở nhiều quốc gia, bao gồm cả những nước hữu hảo thân thiết. Nếu nói sự cứng rắn của ông Trump không nằm ngoài dự đoán của Trung Cộng, thì việc chính quyền Bắc Kinh không ngờ được đó là, những nước nhỏ mà họ đã bỏ ra rất nhiều tiền viện trợ như Nepal, Afghanistan, Campuchia lại dám cứng rắn đáp trả.
Ngày 31 tháng 12, The Indian Express đưa tin, tổ công tác gồm bốn người bao gồm Thứ trưởng Quách Nghiệp Châu của Ban Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được Trung Cộng cử tới hỗ trợ đảng cộng sản Nepal giải quyết bất đồng đã trở về không có kết quả. Theo thông tin, trong ba ngày ở lại Nepal, nhóm của Quách Nghiệp Châu đã hội kiến Tổng thống Nepal Bidhya Devi Bhandari, Thủ tướng Olli và đồng Chủ tịch đảng Pushpa Kamal Dahal, nỗ lực giải quyết chia rẽ giữa các nhà lãnh đạo cầm quyền của đảng. Tuy nhiên, không chỉ hai phe của ĐCS Nepal từ chối việc đoàn đại biểu ĐCSTQ can dự sắp xếp, Bidhya Devi Bhandari và Olli còn bày tỏ, Nepal không cần thế lực nước ngoài giúp đỡ xử lý khủng hoảng chính trị nội bộ.
Quay trở lại năm 2019. Tháng 10 năm đó, đồng chủ tịch Đảng cộng sản Nepal Pushpa Kamal Dahal đến thăm Bắc Kinh và được Tập Cận Bình tiếp đón. Ông Tập gọi Pushpa Kamal Dahal là “người bạn tốt, người bạn cũ, có đóng góp quan trọng trong sự phát triển mối quan hệ của Trung Quốc-Nepal”, khen ngợi ông và Thủ tướng Oli đưa ra chính trị quyết đoán, kết hợp xây dựng Đảng Cộng sản Nepal, “Mở ra giai đoạn mới cho sự ổn định chính trị quốc gia và phát triển kinh tế”, đồng thời cảm ơn sự ủng hộ của ông đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, mong muốn tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ vì sự phát triển của Nepal.
Ông Pushpa Kamal Dahal đã ca ngợi ĐCSTQ, và bày tỏ sự khâm phục về những thành tựu đã đạt được, còn hết sức khen ngợi về “Xây dựng khối cộng đồng vì vận mệnh của nhân loại” do ông Tập đề xuất, hy vọng xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài với ĐCSTQ, hy vọng tham khảo kinh nghiệm trị lý quốc gia của ĐCSTQ, mong muốn tham gia tích cực cùng Trung Cộng xây dựng kế hoạch “Một Vành đai, một Con đường”…
Một năm trôi qua, lãnh đạo của Đảng Cộng sản và quan chức cấp cao của Nepal đã nhanh chóng trở mặt, công khai từ chối sự can thiệp của ĐCSTQ vào công việc nội chính. Sự lật lọng và cứng rắn như vậy, làm sao không khiến các quan chức cao cấp ở Trung Nam Hải tức giận?
Nếu nói Nepal không nể mặt, động tĩnh cũng chưa phải quá lớn, thì hành động của lãnh đạo Afghanistan có thể khiến ĐCSTQ rơi vào tình huống khó xử.
Theo tin tức ngày 25 tháng 12 trên thời báo Hindustan Times, 10 công dân Trung Quốc bị Cục An ninh Quốc gia Afghanistan bắt giữ vì tham gia vào hoạt động gián điệp và các hoạt động của tổ chức khủng bố. Theo thông tin có liên quan, họ được cho là có liên quan đến cơ quan gián điệp của Bộ An ninh ĐCSTQ. Mặc dù gián điệp Lý Dương Dương nói rằng anh ta đang tìm kiếm thông tin về cơ sở tồn tại của Al Qaeda và người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền đông Afghanistan, nhưng có thông tin cho biết, ở trong nhà một điệp viên khác là Sa Hồng, đã tìm thấy súng ống, đạn dược, chất nổ…
Trong nhà họ có súng ống, đạn dược, chất nổ là ý muốn làm gì? Theo tin tức từ cơ quan tình báo Afghanistan, hai người này có quan hệ mật thiết với mạng lưới Haqqani, mạng lưới này lại có quan hệ mật thiết với Al Qaeda và Taliban, là một tổ chức chống chính phủ Afghanistan và NATO cũng như quân đội Mỹ ở Afghanistan, đã bị Hoa Kỳ liệt vào danh sách “Tổ chức khủng bố”. Trước đó nhiều nguồn tin tình báo đã chứng minh, Trung Cộng là người đứng sau ủng hộ cho các tổ chức khủng bố như Al Qaeda và Taliban. Vì vậy đằng sau việc bắt giữ gián điệp của ĐCSTQ là không hề đơn giản.
Cũng giống như chính phủ Nepal, lần này chính phủ Afghanistan không chỉ không đáp ứng yêu cầu bảo mật của Trung Cộng, ngược lại còn phơi bày hành động lần này, thậm chí cử phó tổng thống thứ nhất đàm phán với Trung Cộng, công khai yêu cầu Bắc Kinh gửi thư xin lỗi chính thức, thừa nhận vi phạm quy tắc quốc tế, phản bội lại sự tín nhiệm của chính phủ Afghanistan. Nếu Bắc Kinh đáp ứng yêu cầu, Afghanistan sẽ xem xét đặc xá cho những gián điệp Trung Cộng này. Ngược lại, họ sẽ bị tố tụng hình sự tại địa phương.
Ngay sau khi lãnh đạo Afghanistan bắt giữ gián điệp Trung Cộng, theo nguồn tin từ Tòa Bạch Ốc của Hoa Kỳ, chính quyền TT Trump đang tiết lộ thông tin chưa được xác thực. Thông tin này cho thấy, Trung Cộng đề xuất thanh toán chi phí cho “hành vi phi quốc gia” (non-state actors) để tấn công binh lính Hoa Kỳ. Nếu thông tin tình báo được kiểm chứng, việc Trung Cộng can dự vào nội chính Afghanistan không nhất định là những gì nhìn thấy ở bề mặt.
Tuy nhiên, tới nay ĐCSTQ vẫn chưa trả lời công khai yêu cầu của chính phủ Afghanistan, có thể là âm thầm xử lý, tuy nhiên Afghanistan lại gián tiếp phơi bày hành động ủng hộ tổ chức khủng bố của Trung Cộng, có lẽ là đang cảnh cáo ĐCSTQ, không nên phá hoại hòa bình và thống nhất của nước này, không nên tiếp tục ủng hộ Taliban. Mặc dù ĐCSTQ khó chịu, nhưng ít nhất trong một thời gian ngắn có thể kiềm chế hành vi.
Mặt khác, theo tin từ đài Châu Á Tự do, khi lãnh đạo ĐCSTQ đưa vắc-xin tự gọi là “an toàn hiệu quả” phổ biến cho thế giới và cam kết ưu tiên cho các nước Đông Nam Á, Châu Phi.. Thủ tướng Campuchia Hun Sen, luôn thân thiết với Trung Cộng cũng tuyên bố vào ngày 15 tháng 12, Campuchia đã thông qua cộng đồng lãnh đạo quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới, Liên minh Toàn cầu về Vắc-xin và Tiêm chủng (GAVI), Liên minh Ứng phó với dịch bệnh mới (CEPI) mua 1 triệu liều vắc-xin virus đầu tiên. Ông cũng nói thẳng “Campuchia không phải là thùng rác, cũng không phải nơi thử nghiệm vắc-xin”.
Ông Hun Sen ám chỉ là không tin tưởng vào vắc-xin do ĐCSTQ nghiên cứu phát triển, trong tình huống vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc chưa được xác nhận chắc chắn có hiệu quả, Campuchia có thể đợi, khi có kết quả mới xác định có mua hay không.
Hiện nay khi ĐCSTQ đang mau chóng phổ biến vắc-xin sản xuất trong nước một cách bừa bãi trên cả 2 phương diện đối nội và đối ngoại, thái độ của ông Hun Sen là có trách nhiệm với người dân của nước mình, nhưng hiển nhiên khiến Trung Cộng khó xử, nó không dám xé toạc lớp da mặt này ra mà chỉ có thể giả câm giả điếc.
Các nước nhỏ như Nepal, Afghanistan, Campuchia gần đây tỏ thái độ cứng rắn với Trung Cộng, xác thực khiến người ta bất ngờ, nhưng điều này cũng cho thế giới thấy rõ những tổn hại mà Trung Cộng gây ra. Đặc biệt khi dịch bệnh ngày càng lan rộng, mọi người trên thế giới đều rõ ràng rằng Trung Cộng có cố ngụy biện ra sao cũng đều không có tác dụng. Điều quan trọng hơn là, dưới sự ra tay nặng của ông Trump, Trung Cộng đã lộ ra nguy cơ khủng hoảng, cũng để chính phủ các nước nhìn thấy thực tế “miệng hùm gan sứa” của Trung Cộng, thế mới có ba nước nhỏ hiếm có không muốn gặp Trung Cộng.
Từ thái độ của Hoa Kỳ, Châu Âu, của ba nước nhỏ từng thân Trung Cộng có thể thấy, hình tượng quốc tế của Trung Cộng có thể ra sao? chỉ có thể là không chịu nổi. Tuy nhiên, Trung Cộng không cảm thấy hổ thẹn vẫn tiếp tục tự lừa mình dối người. Ngày 30 tháng 12, Trung tâm Dư luận Toàn cầu thuộc “Thời báo Hoàn cầu” của ĐCSTQ công bố cái gọi là “Khảo sát ý dân”.Theo khảo sát, 77,9% số người được hỏi tin rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cải thiện hình ảnh quốc tế của mình trong những năm gần đây; 8,9% tin rằng nó không thay đổi; chỉ 6,6% tin rằng nó đã xấu đi.
Việc công bố kết quả điều tra như vậy, ngoài việc làm trò hề cho thiên hạ, khiến các lãnh đạo cao cấp của Trung Nam Hải tự tin, liệu còn có thể thật sự khiến đại đa số người dân Trung Quốc tin tưởng? Nếu muốn cuộc thăm dò chuẩn xác hơn, sao ĐCSTQ không ngại cho người dân Trung Quốc biết về sự trở mặt của Nepal, Afghanistan và Campuchia, chỉ là không biết Trung Cộng có dám hay không?
Tác giả: Phủ Sơn
Xem thêm: