14 tuyệt chiêu giúp bạn tìm lại niềm vui nấu nướng
Tự nấu ăn và dành thời gian vào bếp cũng là một phần của cuộc sống hạnh phúc. Tin tưởng vào lợi ích của việc vào bếp sẽ mang lại cho bạn động lực để kiên trì, và những bí quyết dưới đây có thể giúp bạn tìm lại niềm vui của việc nấu nướng.
1. Lên kế hoạch trước
Vào bếp mà không biết bắt đầu từ đâu, không biết nên làm gì và làm như thế nào, bạn đã từng rơi vào tình huống như vậy chưa? Lập kế hoạch trước có thể giúp cho căn bếp của bạn ngăn nắp, giảm thiểu căng thẳng, bừa bộn và lãng phí thời gian. Những việc cần lập kế hoạch trước bao gồm viết ra những việc cần làm, công thức nấu ăn và danh sách mua sắm, hoặc là sắp xếp lại căn bếp và sắm thêm đồ dùng, v.v.
2. Nghe nhạc
Có một số người thích uống gì đó để thay đổi tâm trạng trước khi nấu ăn, còn bạn thì sao? Nếu bạn thực sự không có động lực, hãy thử bật bản nhạc yêu thích của mình trong khi nấu ăn. Nghe một bài hát để hoàn thành một món ăn, bật một bản nhạc nào đó cho công thức nấu ăn yêu thích của bạn, đó đều là những điều rất thú vị, khi bản nhạc kết thúc, món ăn cũng đã sẵn sàng.
3. Nói chuyện trong khi nấu ăn
Không nhất thiết phải vội vàng và hấp tấp hoàn thành bữa ăn. Hãy đặt điện thoại ở bên cạnh, vừa nấu ăn vừa trò chuyện với những người yêu mến bạn, hoặc mở video nấu ăn, v.v. Sự động viên từ bạn bè và các chương trình video thư giãn đều là những cách giúp bạn giảm bớt lo lắng.
4. Tận hưởng khoảnh khắc
Khi nấu ăn, hãy gác lại những việc khác ngoài nấu ăn và duy trì sự tập trung cùng tâm trạng thoải mái. Lắng nghe tiếng nước chảy khi rửa rau, tiếng thái cần tây giòn giòn và tiếng thức ăn xèo xèo trong chảo, v.v. Có rất nhiều lợi ích khi lặng lẽ cảm nhận “bản giao hưởng của xoong nồi” này. Hãy tĩnh lặng tận hưởng mọi thứ trong khoảnh khắc, những thứ rối rắm bên ngoài kia sẽ không thể chiếm cứ tâm trí của bạn được nữa.
5. Sắp xếp lại phòng bếp
Hãy loại bỏ thực phẩm và đồ bảo quản hết hạn sử dụng, căn bếp sẽ rộng rãi và việc nấu nướng cũng dễ dàng hơn. Nếu bạn có ít thời gian, bạn có thể dọn dẹp từng phần một, chẳng hạn như thay tay cầm tủ bị hỏng, lau mặt bàn, thay giẻ lau bếp mới, v.v. Bạn có thể tiến hành tổng vệ sinh, bỏ bớt những thứ không cần thiết, hoặc sơn lại phòng bếp với màu sắc tích cực, để căn bếp phù hợp với sở thích của bạn.
6. Tối ưu hóa dụng cụ làm bếp
Bạn thất vọng với việc nấu ăn? Hãy thử thể tìm nguyên nhân từ các dụng cụ làm bếp mà bạn thường xuyên sử dụng. Có sẵn các dụng cụ làm bếp trong tay, việc chế biến thực phẩm sẽ dễ dàng hơn, ví dụ như thớt thái rau, dao gọt và dao chặt sắc, máy đánh trứng, chảo cỡ vừa, khay nướng dễ làm sạch, bát an toàn với lò vi sóng, v.v. . Nếu có nhiều loại thực phẩm, bạn cũng cần mua các thiết bị làm bếp đa năng, chẳng hạn như máy cắt thực phẩm, lò hấp, nồi áp suất điện đa chức năng và nồi nấu chậm, chúng có thể giúp bạn tiết kiệm tinh lực.
7. Đơn giản hóa công thức
Đối với những người chưa có kinh nghiệm hoặc nghĩ rằng bản thân không thể nấu nướng, thì việc bắt đầu với những món ăn đơn giản có thể giúp bạn tự tin hơn. Salad, khoai tây nướng, rau hấp và các món ăn khác không cần đến lửa đều là những món thích hợp. Ngoài ra, mua những thực phẩm làm sẵn và chỉ cần chế biến đơn giản là có thể dọn lên bàn, hoặc nguyên liệu cho những món ăn nhanh, v.v. cũng là những lựa chọn để bạn tiết kiệm công sức và có thể trổ tài nấu nướng.
8. Học nấu ăn
Tìm cho mình một người thầy đam mê việc bếp núc và tham gia khóa học nấu ăn của họ! Kiến thức sâu rộng và sự nỗ lực nấu ăn không mệt mỏi của họ có thể giúp bạn tìm thấy động lực và niềm vui khi vào bếp. Sau khi học, nấu nướng cũng sẽ trở thành kỹ năng sống của bạn.
9. Nấu nhiều bữa cùng lúc
Một mình nấu ba bữa mỗi ngày là lượng công việc không hề ít. Khi cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể nấu nhiều bữa ăn cùng một lúc và đông lạnh chúng. Bạn muốn tăng thêm niềm vui khi nấu ăn? Chỉ cần nấu các công thức cơ bản như mì ống, cơm, v.v. rồi biến đổi công thức bằng cách thêm các nguyên liệu tươi khi ăn.
10. Nấu những món ăn hoài niệm
Đối với rất nhiều người, thức ăn là biểu hiện của tình yêu. Món thịt hầm của bà, món bánh quy của mẹ, v.v. Có rất nhiều món ăn với những câu chuyện được truyền qua nhiều thế hệ. Đối với chúng ta, việc ôn lại những món ăn đó, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện với gia đình và bạn bè, lưu lại câu chuyện nấu ăn của chính mình, đó đều là những kỷ niệm quý giá.
11. Khám phá các công thức nấu ăn
Nấu các món ăn của các nền văn hóa khác nhau có thể mang đến nhiều hương vị hơn cho bàn ăn, đồng thời giúp mở rộng tầm nhìn, giúp bạn có thêm sự tự tin và động lực. Ngoài ra, việc thử thách bản thân với các món ăn đang thịnh hành cũng sẽ kích thích khả năng sáng tạo và niềm vui.
12. Nấu những món ăn yêu thích
Nấu ăn không chỉ cần quan tâm đến sức khỏe, việc thưởng thức hương vị cũng quan trọng không kém. Khi bạn không có cảm hứng nấu ăn, hãy cứ nấu những món bạn yêu thích! Khi bạn nghĩ đến hương vị thơm ngon của món ăn, tâm trạng lúc vào bếp cũng sẽ tốt hơn. Nếu bạn nấu ăn cho gia đình thì nên nấu những món mà mọi người đều thích.
13. Sự gắn kết của gia đình
Cùng người nhà nấu ăn là một khoảng thời gian khiến người ta khó quên! Ở một số địa khu, cả gia đình cùng nhau chuẩn bị bữa ăn là một truyền thống lâu đời, nhất là trong những ngày lễ. Bạn cũng có thể thiết kế công việc phù hợp cho từng người, lý tưởng nhất là trẻ em cũng có thể tham gia. Khuấy bột, gọt rau, trộn salad và dọn bàn ăn đều là những việc vặt tuyệt vời dành cho trẻ em. Làm việc nhà sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, ví như xây dựng kỹ năng sống và khả năng giao tiếp, cải thiện tình trạng kén ăn, v.v.
14. Không nên quá cầu toàn