Theo văn hoá truyền thống, mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng và mang ý nghĩa khác nhau. Trong đó, hoa mai đã trở thành đề tài muôn thuở của giới văn nhân và xuất hiện trong vô số kiệt tác nghệ thuật.
Có lẽ, những người yêu thơ ca đều rất quen thuộc với những câu thơ như:
Mai hoa
Tường giác sổ chi mai,
Lăng hàn độc tự khai
Dao tri bất thị tuyết
Vị hữu ám hương lai.
(Tác giả: Vương An Thạch)
Tạm dịch nghĩa
Ở góc tường có mấy nhành mai,
Khi rét tới, chỉ nở một mình.
Từ xa đã biết không phải là tuyết,
Vì có hương thoang thoảng bay tới.
Hay như bài thơ “Bốc toán tử – Mai của thi nhân Lục Du:
Dịch ngoại đoạn kiều biên,
Tịch mịch khai vô chủ.
Dĩ thị hoàng hôn độc tự sầu,
Cánh trước phong hoà vũ.
Vô ý khổ tranh xuân,
Nhất nhiệm quần phương đố.
Linh lạc thành nê niễn tác trần,
Chỉ hữu hương như cố.
Tạm dịch nghĩa:
Bên ngoài dịch, bên cạnh cây cầu gãy,
Lặng lẽ nở hoa không ai hay.
Lẻ loi tự sầu lúc hoàng hôn xuống,
Lại chịu mưa và gió.
Không có ý khổ tranh giành xuân,
Phải chịu các loài cây cỏ ghen ghét.
Héo rụng thành bùn, tan ra bụi,
Chỉ có hương như vẫn còn nguyên.
Hoặc câu thơ của một nhà văn vô danh để lại trong “Cảnh Thế Hiền Văn” rằng:
Bảo kiếm phong tòng ma lệ xuất
Mai hoa hương tự khổ hàn lai.
Tạm dịch nghĩa:
Mũi kiếm nhọn do mài đá ráp mà nhọn
Mùi thơm hoa mai là tự tiết trời rét lạnh mà thơm.
Tiếc thay, hàm nghĩa sâu sắc của hoa mai dường như đã lãng quên trong kho dữ liệu đồ sộ của xã hội hiện đại. Trên trang web ShenYun Creations giới thiệu một ca khúc cổ điển mang tên “Hoa mai”, bài hát được trình bày bằng kỹ thuật hát Bel canto, dưới nền dàn nhạc giao hưởng tuyệt vời, đã tái hiện tính cách kiên cường của hoa mai, dẫn dắt khán giả đến với những cảm nhận vừa gần gũi vừa mới mẻ.
Trailer: Bản Giao Hưởng Shen Yun 2017 “Hoa Mai”
Ca khúc bị “cấm hát” ở Trung Quốc Đại lục
Những người yêu ca hát trong những năm của thập niên 80 có lẽ đều từng nghe những bài hát của danh ca Đặng Lệ Quân (Teresa Teng). Trong khi mọi ca khúc của bà đều được thế giới biết đến thì lại có một số bài hát lại bị cấm ở Đại lục. Đó là nhạc phẩm kinh điển “Hoa Mai”, do nhạc sĩ kiêm đạo diễn nổi tiếng người Đài Loan Lưu Gia Xương sáng tác, và được Đặng Lệ Quân thể hiện.
Đây là bài hát rất thịnh hành ở Đài Loan trong những năm 1970-1980, nhưng vì lời bài hát có một số ca từ đặc biệt nên đã bị liệt vào danh sách những bài hát bị cấm ở Đại lục:
Hoa mai, hoa mai, bay khắp trời
Có đất là sẽ có hoa
Hoa mai kiên nhẫn như chính chúng ta
Thật hùng vĩ Đại Trung Hoa
Hãy nhìn xem khắp nơi, hoa mai nở ra
Có đất là sẽ có hoa
Băng, tuyết, gió, mưa, hoa đều không sợ
Hoa là Quốc hoa của chúng ta
Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, ca từ truyền cảm, cùng giọng hát ngọt ngào sâu lắng của Đặng Lệ Quân, khiến từng câu từng chữ như đi sâu vào lòng người, và dẫn dắt người nghe liê tưởng đến những sự kiện lịch sử của Trung Hoa Dân Quốc:
Năm 1911, triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc kết thúc. Năm 1912, Tôn Trung Sơn nhậm chức Chủ tịch nước, mở ra một chương mới trong lịch sử cận đại của dân tộc Trung Hoa. Sau đó người dân Trung Quốc phải đối mặt với các cuộc chiến tranh liên tiếp: chiến dịch Bắc phạt, Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến, nội chiến giữa Quốc dân đảng và Cộng sản đảng.
Trong thời kỳ lịch sử oanh liệt ấy, hoa mai đã từng là biểu tượng cho lòng dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ Học viện Quân sự Hoàng Phố của Trung Hoa Dân Quốc. Họ đã kiên cường đứng trên tiền tuyến, chiến đấu kháng Nhật trong Đệ nhị Thế chiến. Họ vì độc lập dân tộc đã hy sinh quên mình nơi chiến trường khốc liệt, và lập được nhiều chiến tích lẫy lừng cho đất nước.
Hoa mai còn tượng trưng cho người dân Trung Hoa kiên cường bất khuất. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc thành lập, họ được tôi luyện trong khói lửa của hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác, nên ý chí của họ vô cùng dẻo dai và có sức sống trường tồn.
Tinh thần của hoa mai giống như Đại Trung Hoa hùng vĩ và nền văn minh thịnh thế chảy dọc hai con sông Dương Tử và Hoàng Hà. Mặc dù cuối cùng trôi dạt về Đài Loan nhưng vẫn tiếp tục phát triển rực rỡ.
Lịch sử vàng son trôi vào dĩ vãng, đến nay hoa mai lại nở
Lịch sử như nước chảy mây trôi, một đi không trở lại, hoa mai kiên cường bất khuất là thế, nay còn đâu?
Năm 2017, với phần đệm nhạc tuyệt vời đến từ Dàn nhạc giao hưởng hoành tráng, một lần nữa các nghệ sĩ Shen Yun đã cất lên tiếng hát: “Hoa mai, hoa mai, bay khắp trời. Có đất là sẽ có hoa. Hoa mai kiên nhẫn như chính chúng ta. Thật hùng vĩ Đại Trung Hoa…”
Bằng chất giọng cao vút và truyền cảm, nghệ sĩ Shen Yun vừa cất lên tiếng hát đã lập tức nhận được tràng pháo tay nồng nhiệt từ khán giả. Có người sau khi đến rạp nghe xong, đã rất xúc động bày tỏ: “Lúc tôi nghe bài hát Hoa Mai, khi khúc nhạc dạo đầu vừa xướng lên, tôi bất chợt trào nước mắt!”
Cô Tăng hiện đang công tác ở công ty truyền thông nước ngoài, từng bị bắt giữ phi pháp ở Trung Quốc do kiên định đức tin của mình. Cô được nghe ca khúc “Hoa Mai” tại rạp hát Carnegie Hall ở New York, cô cho biết mình đã nghe quen phong cách hát nhẹ nhàng của ca sĩ Đặng Lệ Quân, còn khi nghe phần trình bày của giọng ca Cảnh Hạo Lam vừa cao vừa nội lực, cô đã có những cảm nhận hoàn toàn mới mẻ. Ca khúc còn khiến cô không kìm xúc động mà rơi lệ mấy lần.
Cô viết rằng, trong tâm trí của cô liên tiếp hiện lên những trang sử hào hùng về các anh hùng hào kiệt với lý tưởng cao cả của dân tộc Trung Hoa trong hàng nghìn năm qua. Bên cạnh đó, bài hát còn làm cô liên tưởng đến cảnh tượng kinh thiên động địa, tàn ác đen tối, nơi nhưng học viên Pháp Luân Đại Pháp vì kiên định đức tin của mình mà phải đánh đổi bằng máu và nước mắt trong suốt 18 năm qua. Niềm tin vững chắc của họ thật giống như câu thơ của ngài Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp:
Mai (Nguyên khúc)
Trọc thế thanh liên ức vạn mai
Hàn phong tư cánh thúy
Liên thiên tuyết vũ Thần Phật lệ
Phán mai quy
Vật mê thế trung chấp trước sự
Kiên định chính niệm
Tùng cổ đáo kim
Chỉ vi giá nhất hồi
Tạm dịch nghĩa:
Hoa Mai (thơ khúc thời nhà Nguyên)
Hàng ức vạn đoá hoa mai như hoa sen thanh cao trong thế gian ô trọc
Gió lạnh càng tỏ ra tư thái thanh thuý hơn
Mưa tuyết suốt ngày, nước mắt Thần Phật
Ngóng chờ hoa mai về
Chớ mê vào các việc chấp trước thế gian
Kiên định chính niệm
Từ xưa đến nay
Chỉ vì một dịp này
Trong sóng gió, các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp vẫn thể hiện ý chí kiên cường, quyết không thoả hiệp trước kẻ ác. Đó cũng là cảnh giới tối cao của lòng đại nhẫn và từ bi, nguyện vì chúng sinh trong vũ trụ mà có thể đánh đổi tất cả, thậm chí là mạng sống của mình.
Ở Trung Quốc, người dân thường ngâm nga những câu thơ, làn điệu liên quan đến hoa mai. Thậm chí, loài hoa này còn xuất hiện trong những lời tiên tri cổ xưa. Ví dụ, tác phẩm nổi tiếng “Mai Hoa Thi” đã dự ngôn diễn biến của các sự kiện lịch sử trọng đại ở Trung Quốc sau thời nhà Tống, nhà Thanh, đến nay lại dự ngôn về tín ngưỡng và nhân quả trong xã hội hiện thời.
Tuy nhiên, hiện nay, trước tình hình dịch bệnh bùng phát, chiến tranh nổ ra, đạo đức xuống dốc, tội phạm tràn lan, v.v, nhân loại dường như luôn phải đối mặt với những khủng hoảng khôn lường. Lúc này, hoa mai càng mang một ý nghĩa tượng trưng sâu sắc hơn.
Hoa mai cũng là một vai diễn không thể thiếu trên sân khấu quốc tế mà Shen Yun biểu diễn. Trong chuyến lưu diễn năm 2021-2022, tiết mục múa cổ điển Trung Quốc “Tú Xuân Mai”, với điệu múa mềm mại, biến hoá phong phú, các nghệ sĩ múa Shen Yun đã tái hiện cảnh tượng hoa mai đứng giữa mùa đông mà ngạo tuyết nghênh sương, khoe sắc nở rộ. Tiết mục đã thể hiện rất thành công, xuất sắc, lay động trái tim của vô số khán giả.
Theo lời giới thiệu trên trang web Shen Yun: tùng, trúc, mai là hoa mộc được cổ nhân đặc biệt thích thú, được mệnh danh là “Tuế hàn tam hữu” (Ba bạn hữu trong gió rét). Ở loài hoa ấy toát lên đức tính kiên cường, chân thành và khiêm tốn đáng được chúng ta học hỏi. Và hơn thế nữa, hoa mai còn tượng trưng cho hy vọng và hứa hẹn, vì khi hoa mai hé nở, báo hiệu mùa xuân đang đến gần…
Video: https://ept.ms/2017Plum-Blossom
Mời quý vị tìm hiểu thêm:
IG: https://www.instagram.com/shenyunworks/
Facebook:https://www.facebook.com/ShenYunZuoPin
Twitter: https://twitter.com/sycreations_ch