Theo truyền thuyết, Hiên Viên Hoàng Đế đã khai sáng nền văn minh Trung Hoa vào năm 2697 TCN. Ông được cho là người đã bình định Trung Hoa: Ông là người đã thống nhất các bộ lạc và thay đổi hình thức xã hội từ sinh sống dựa vào săn bắt sang trồng trọt, và dưới sự trị vì của ông đã có vô số phát minh và thành tựu xán lạn. Những giá trị tri thức cốt lõi kiến lập nên nền văn minh nhân loại được biết đến trong thời kỳ này, như âm nhạc, y học, số học, chữ viết, và cách chế tạo thuyền, tơ lụa, và trang phục.
Ông được cho là đã đạt đến cảnh giới khai ngộ tâm linh trong những năm tại thế. Tương truyền, khi ông đến thời khắc viên mãn, cổng trời đã khai mở, ban xuống một con rồng vàng. Ông cưỡi rồng vàng cùng hơn 70 quần thần đắc đạo hồi quy. Người đời sau vẫn truyền tai nhau rằng, có hơn 10,000 người đã chứng kiến cảnh tưởng phi thăng thù thắng đó.
Hai bậc thánh nhân khác có tầm ảnh hưởng lớn trong văn hóa Trung Hoa là Lão Tử và Khổng Tử, cùng xuất hiện vào khoảng cách đây 2,500 năm, trong thời kỳ nhà Chu đang suy tàn. Lão Tử dạy con người phản bổn quy chân (trở về bản chất thuần chân, lương thiện ban đầu) và lưu lại cho đời sau tác phẩm “Kinh điển về Đạo và Đức,” thường được biết đến với tên gọi “Đạo Đức Kinh”. Khổng Tử dạy về tư tưởng Trung Dung, và dạy rằng người ta có thể đắc Đạo thông qua lòng khoan dung.
Vào năm 67 SCN, khởi nguồn từ Ấn Độ, những lời giáo huấn của Phật Thích Ca Mâu Ni đã truyền khắp Trung Quốc, đề cao việc tu luyện để giải thoát tự thân và thiền định, làm phong phú tư tưởng tinh thần và văn hóa Trung Hoa.
Nền Văn hóa Thần truyền tiếp tục truyền thừa
Khoảng 5,000 năm sau thời trị vì của Hoàng Đế, vào năm 2006, một nhóm nghệ sĩ đã thành lập một công ty nghệ thuật biểu diễn ở New York, với tên gọi là Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Sứ mệnh của họ là phục hưng và hồng dương văn hóa truyền thống Trung Hoa, duy trì nội hàm và tinh hoa của nền văn hóa ấy, đồng thời truyền tải trí tuệ của nền văn minh Trung Hoa cho nhân loại ngày nay.
Ngay cả tên gọi, “Shen Yun,” cũng là một từ gợi nhớ về giá trị tinh hoa uyên thâm của nền văn hóa mà công ty nghệ thuật này cố gắng truyền tải. “Shen Yun” tạm dịch là “vẻ đẹp của những vị Thần đang múa.”
Trên trang web chính của Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun có đoạn giới thiệu: “Từ thuở xa xưa, Trung Hoa đã được biết đến với tên gọi ‘Thần Châu.’ Tên gọi này không chỉ nói về sức mạnh và vị thế của Trung Quốc với tư cách là “Trung tâm Chi quốc” của Đông Á, mà còn có một nội hàm sâu sắc hơn, mô tả về một vùng đất nơi mà Thần và Nhân đã từng đồng thời tồn tại.
“Tên gọi [“Thần Châu”] này là để chỉ tín ngưỡng đối với Thần, trải qua các triều đại khác nhau, đã truyền thừa lại một nền văn hóa phong phú và rực rỡ cho người dân Hoa Hạ. Vì vậy, văn hóa Trung Hoa còn được biết đến là ‘văn hóa Thần truyền,’ và là nền văn minh duy nhất trên thế giới có chiều dài lịch sử được ghi chép xuyên suốt 5,000 năm.”
Nhiều người nói về những trải nghiệm sau khi thưởng lãm các buổi biểu diễn của Shen Yun, đó là trí huệ đến từ mảnh đất Thần Châu, quê hương của Khổng Tử, Lão Tử, và rất nhiều bậc Thánh nhân khác nữa, đã chạm đến nội tâm của khán giả.
Sau khi thưởng lãm buổi biểu diễn trong mùa diễn năm 2019 của Shen Yun tại Paris, ông Laurent Dassault đến từ Tập đoàn Marcel Dassault cho biết, “Tôi cảm thấy có một nguồn tư tưởng sâu sắc thấm đẫm nền văn hóa Trung Hoa, xuyên suốt chiều dài lịch sử của nền văn hóa đó, và điều này đã khiến người Âu Châu chúng tôi rất đỗi cảm động bởi vì chúng tôi không có bề dày lịch sử như vậy xuyên suốt các gia đình của chúng tôi, và đặc biệt là ngay tại nước Pháp mà chúng tôi yêu quý.”
Và sau khi thưởng lãm buổi biểu diễn Shen Yun ở Boston hồi tháng Một năm 2019, doanh nhân Mike Li chia sẻ: “Những gì tôi được chứng kiến không chỉ là nghệ thuật biểu diễn. Đó là văn hóa truyền thống Trung Hoa, nền văn hóa được truyền cảm hứng từ các vị Thần — một nền văn hóa kính ngưỡng trời đất qua hàng ngàn năm.”
Hiện thân của nền văn hóa Trung Hoa
Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun truyền tải những thông điệp ý nghĩa này đến khán giả ngày nay thông qua các nghệ sĩ của họ. Tất cả các nghệ sĩ, từ nhạc công của Dàn nhạc giao hưởng Shen Yun, các nghệ sĩ độc tấu điêu luyện, các nghệ sĩ múa cổ điển Trung Hoa, cho đến nhạc trưởng hay những kỹ thuật viên sân khấu, cả đoàn cùng phối hợp với nhau giúp khán giả thăng hoa tinh thần bằng những tinh hoa của văn hóa Trung Hoa.
Khổng Tử dạy, “Ký lai chi, tắc an chi” (Dù bạn đi bất cứ nơi đâu, hãy đi với cả tấm lòng). Các nghệ sĩ Shen Yun là những nhân vật tiêu biểu cho câu nói ấy, họ là những người rất chuyên tâm và kỷ luật. Mỗi năm, các công ty lưu diễn của Shen Yun (mùa lưu diễn năm 2019 có 6 công ty), mỗi đoàn lưu diễn gồm 80 thành viên, đi đến khắp nơi trên thế giới, truyền tải những tinh hoa trí tuệ rực rỡ nhất của một nền văn hóa được hình thành qua rất nhiều triều đại nối tiếp nhau.
Giống như nhiều vị cao tăng và các bậc Thánh hiền trong lịch sử Trung Quốc, các nghệ sĩ Shen Yun đều thiền định mỗi ngày, và thực hành tính kỷ luật tự giác cao không chỉ đối với thể chất mà còn với tâm tính và trí óc của họ.
Sau khi thưởng lãm buổi biểu diễn ở Tokyo, nghệ sĩ múa kiêm biên đạo múa người Nhật Erika Akoh cho biết: “Kỹ năng vũ đạo của các nghệ sĩ đều đẳng cấp … Mặc dù không cần đến bất kỳ lời thoại nào, họ đã thông qua ngôn ngữ cơ thể và vũ đạo để làm toát lên thần thái của từng nhân vật.”
“Tôi cảm nhận sâu sắc những đức hạnh không thể thiếu trong thế giới chúng ta, chính là chân, thiện, mỹ, và sự bình hòa trong buổi biểu diễn này,” cô nói. “Thông qua biểu diễn vũ đạo, những đức hạnh này được truyền tải một cách tự nhiên. Những giá trị truyền thống được khắc họa một cách trang nhã và vì thế mọi thứ đều rất dễ hiểu.”
Biểu diễn tại các nhà hát lớn trên khắp thế giới và tại nhiều buổi diễn cháy vé, Shen Yun tiếp tục mở rộng các chuyến lưu diễn của mình. Tại mùa lưu diễn thứ 15 năm nay, công ty đã thêm các thành phố mới vào hành trình của mình, và tăng thêm số lượng các buổi biểu diễn ở nhiều thành phố lớn.